Hiệu quả kinh tế từ giống cây trồng nhập ngoại

Thứ 2, 03/07/2023 | 00:00:00
808 lượt xem

Nhanh nhạy khi đi trước, đón đầu xu hướng áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Tấn, thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư đã mạnh dạn đưa giống cây trồng mới là mướp đắng và cà chua Đài Loan về trồng. Sau nhiều năm, đây vẫn là hướng đi phát triển kinh tế hiệu quả của gia đình ông.

Diện tích chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang cây trồng cho năng suất cao của gia đình ông Nguyễn Văn Tấn, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư

Cách đây 20 năm, nắm bắt thời điểm địa phương cho chuyển đổi diện tích, cơ cấu cây trồng, ông Tấn đã chuyển đổi hơn 3 sào cấy lúa kém hiệu quả. Qua quá trình tìm hiểu, giống mướp đắng Đài Loan siêu trái, được ông đưa về. Cùng lúc đó, ông cũng đầu tư hơn 300 triệu đồng, xây dựng nhà lưới, khung giàn, áp dụng công nghệ vào canh tác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích.



Ông Nguyễn Văn Tấn, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: “Sau khi vượt thổ để chuyển đổi diện tích này, mới đầu thì cũng thử nghiệm các loại cây rau màu, sau đó tôi cũng có tham khảo mô hình trồng mướp đắng khi trước trồng ở miền Nam, tôi quyết định mua giống mướp Đài Loan về trồng”

Trên diện tích chuyển đổi, ông Tấn trồng xen canh mướp đắng Đài Loan và cà chua Đài Loan

Từ hiệu quả của mướp đắng Đài Loan, năm 2005, ông Tấn lại tiếp tục đưa giống Cà chua Đài Loan về trồng xen canh. Theo đó, thời vụ khi trồng cà chua bắt đầu từ tháng 12 và mướp đắng từ tháng 2 âm lịch, cho thu hoạch từ tháng 3 cho đến tháng 11 hàng năm.



Ông Nguyễn Văn Tấn, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: “Khi cây cà chua ra quả tầm bằng quả táo thì tôi bắt đầu trồng xen mướp đắng vào. Cứ thế thu hoạch cà chua và mướp đắng”




Ông Tấn đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ngoài ra, theo ông Tấn, áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đã mang lại hiệu quả cao gấp nhiều so với cấy lúa trước kia. Tuy rằng, số tiền bỏ ra đầu tư lớn, nhưng niên hạn sử dụng nhà lưới bán công nghiệp có thể kéo dài hàng chục năm.



Ông Nguyễn Văn Tấn, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: “Việc đầu tư nhà lưới bán công nghiệp giúp che bớt lượng ánh nắng mặt trời, vẫn đảm bảo cây quang hợp. Rồi còn là môi trường tự nhiên để ong thụ phấn cho cây trồng”




Ông Trần Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: “Hướng đi phát triển nông nghiệp từ giống cây trồng nhập ngoại của gia đình ông Nguyễn Văn Tấn là đi đầu và vẫn đang là hướng đi mang lại hiệu quả cao cho gia đình ông.”



Giống cà chua Đài Loan được thị trường rất ưa chuộng 

Đều là 2 dòng cây trồng có năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao, bình quân, mỗi năm gia đình ông Tấn xuất bán ra thị trường trên 30 tấn mướp đắng và cà chua Đài Loan. Với giá xuất bán trung bình đạt 15 -20 nghìn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 200 triệu đồng tiền lãi. Ông Tấn đã trở thành người đi đầu và làm giàu từ nông nghiệp của địa phương.

Phương Thúy



  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...