Dần về cuối năm 2022, Việt Nam liên tiếp nhận được những đánh giá tích cực về tình hình kinh tế đất nước. “Kỳ tích”, “phi thường” hay “điểm sáng” là những từ thường được dùng để nhận định về những gì kinh tế Việt Nam làm được trong một năm 2022 nhiều khó khăn, khi có đến 1/3 các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm.
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương” mới công bố, IMF đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong một “bức tranh xám màu”, với mức tăng trưởng năm nay dự báo đạt 7%. Bà Era Dabla – Norris, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Châu Á - TBD, Trưởng đoàn giám sát của IMF về Việt Nam, cho rằng các chính sách hậu phục hồi COVID-19 của Việt Nam đã đóng góp tích cực cho kết quả hoạt động kinh tế nổi bật trong năm nay.
Bà Era Dabla – Norris – Trưởng đoàn giám sát của IMF về Việt Nam: “Các chính sách của chính phủ đã vận hành tốt để hỗ trợ sự phục hồi sau khi dỡ bỏ hạn chế vì COVID-19 vào đầu năm nay." |
Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế Satvinder Singh cũng đánh giá cao nỗ lực phục hồi sau dịch và phát triển kinh tế của Việt Nam, quốc gia mà ông cho là có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ASEAN.
Ông Satvinder Sing – Phó Tổng Thư ký ASEAN: “Tôi cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, tiến hành những chuyển đổi kinh tế quan trọng và giúp người dân ứng phó với những thách thức đang phải đối mặt. Việt Nam đang cho phần còn lại của ASEAN thấy cần làm những gì để chuyển đổi nền kinh tế và làm thế nào để trở nên phù hợp với khu vực và toàn cầu… Việt Nam là một trong những nước đóng góp mạnh mẽ nhất cho một ASEAN năng động, kiên cường và có vị thế kinh tế." |
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các chuyên gia nước ngoài cũng dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ bên ngoài khiến có thể tăng trưởng chậm lại trong năm sau.
Bà Era Dabla – Norris – Trưởng đoàn giám sát của IMF về Việt Nam: “Việt Nam phải đối mặt với môi trường bên ngoài nhiều thách thức, dẫn đến tăng trưởng chậm lại vào khoảng 5,8%. Sản xuất nội địa và xuất khẩu dự kiến sẽ giảm tốc, lạm phát tăng cao nhưng về triển vọng trung hạn vẫn tiếp tục thuận lợi." |
Truyền thông quốc tế cũng dành nhiều đánh giá tích cực cho Việt Nam. Báo Thương mại của Đức nhận định Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ thông tin hàng đầu thế giới nhờ lượng lớn chuyên gia trẻ tuổi được đào tạo bài bản. Báo Wall Street Journal nhận định Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ linh hoạt.
Theo TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...