Sớm ban hành nghị quyết điều chỉnh giá khám chữa bệnh

Thứ 4, 04/12/2024 | 08:41:05
164 lượt xem

Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Đây là niềm vui đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thế nhưgn đối với các bệnh viện thì lại thêm nhiều khó khăn phải cân đối thu chi để đảm bảo hoạt động. Do bệnh viện đang tự chủ trong khi giá khám chữa bệnh nhiều năm không thay đổi. Đây là cũng là vấn đề nhiều cử tri quan tâm.

Bệnh viện mắt Thái Bình kể từ tháng 7 đến nay, một tháng nguồn chi thường xuyên tăng thêm 600 triệu đồng. Với bối cảnh tự chủ lại phải cân đối các khoản chi phí để bù đắp phần chi tiền lương tăng thêm đó đã gây nhiều khó khăn cho bệnh viện.

Ths. Bác sĩ Nguyễn Quang Lịch - Giám đốc Bệnh viện Mắt Thái Bình: Kẻ từ 1/7 lương cơ bản tăng thì tổng lượng của cơ quan chúng tôi tăng 30% trong khi đó tổng nguồn thu vẫn như cũ nên ảnh hưởng rất nhiều đến mức sống của cán bộ, công nhân viên trong cơ quan.

Hiện nay tổng số cán bộ, người lao động của các cơ sở khám chữa bệnh công lập đang cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh là trên 5.500 người. Theo tăng lương cơ sở từ 1/7 thì mỗi tháng các cơ sở khám chữa bệnh này phải chi trả lương cho cán bộ thêm gần 15 tỷ đồng. Khi các bệnh viện phải tự cân đối các khoản chi phí để bù đắp phần chi tiền lương dẫn đến cán bộ y tế không có thu nhập tăng thêm ngoài lương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. 

Tình trạng nghỉ việc, chuyển việc tại các bệnh viện đã và đang diễn ra ở trong và ngoài tỉnh... Trước thực tế này, căn cứ vào các Nghị định, thông tư từ Chính phủ và Bộ y tế, Sở y tế Thái Bình đã tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình để tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Việc xây dựng Dự thảo Nghị quyết này cũng căn cứ trên những đánh giá tác động của việc tăng giá dịch vụ thông qua việc lấy ý kiến từ các sở, ngành liên quan. Đối với những người tham gia BHYT, trường hợp thuộc diện chính sách được BHYT thanh toán 100% nên không bị ảnh hưởng, các trường hợp phải đồng chi trả ở mức 20% hoặc 5% thì phần chi trả tăng thêm không nhiều do thu nhập cũng đã tăng theo tiền lương cơ sở.

Ths. Bác sĩ Nguyễn Hồng Việt, Giám đốc Bệnh viên Y học cổ truyền Thái Bình: Tính đến 6 tháng cuối năm bệnh viện sẽ phải chi trả thêm cho cán bộ gần 7 tỷ đồng. Đối với việc tự chủ đây là số tiền rất lớn. Chúng tôi hi vọng sớm được phê duyệt giá khám chữa bệnh vào tháng 1/2025.

Ts. BS CK II Giang Hoài Nam - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Thái Bình: Cũng rất mong UBND tỉnh, H ĐND tỉnh và các sở, ngành có liên quan quyết định cái giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định mới để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở y tế.

Việc sớm ban hành Quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh được coi là cứu cánh đối với các bệnh viện trong bối cảnh thực hiện tự chủ hiện nay. Điều này giúp bệnh viện đảm bảo các điều kiện để triển khai công tác khám chữa bệnh.

Hoài Thu 

  • Từ khóa
Cử tri nhiều ý kiến thiết thực về giáo dục
Cử tri nhiều ý kiến thiết thực về giáo dục

Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày 12/12/2024. Trước kỳ họp, nhiều cử tri bày tỏ kỳ vọng của mình đối với các vấn đề liên quan đến giáo dục, trong đó tập trung vào việc khắc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...