Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Thứ 6, 07/06/2019 | 09:11:55
464 lượt xem

“Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống 6,7% trong năm 2019, mặc dù vậy, mức này cũng đủ làm cho Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á”. Thông tin này được công bố sáng nay, 6-6 tại Diễn đàn báo cáo triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales - ICAEW đặt hàng Oxford Economics thực hiện hàng quý nhằm đưa ra những nhận định và dự báo về kinh tế khu vực Đông Nam Á.

Hội nghị báo cáo triển vọng phát triển kinh tế Đông Nam Á, diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, sáng 6-6.

Tăng trưởng của quý 1 chậm lại ở mức 4,6% trong quý 1 năm 2019, giảm so với mức tăng 5,3% trong nửa đầu năm 2018. Đây là kết quả của sự sụt giảm tăng trưởng xuất khẩu trên khắp các nền kinh tế Đông Nam Á do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu, sự chậm lại trong chu kỳ công nghệ thông tin toàn cầu và sự gia tăng bảo hộ thương mại trong năm qua.

Tương tự, sự suy giảm trong đà xuất khẩu trên toàn khu vực tiếp tục diễn ra trong quý 2. Chỉ có Việt Nam không bị cuốn vào xu hướng đó mặc dù mức tăng có giảm so với năm ngoái. Trong khi xuất khẩu tại các nền kinh tế Đông Nam Á còn lại đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo USD cao hơn 10% so với tháng 4 năm ngoái. Tuy nhiên, điều này vẫn đánh dấu sự sụt giảm so với mức tăng hơn 13% được ghi nhận trong năm 2018.

PGS, TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam nhận định: Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng trên dưới 6%, dự báo năm nay Việt Nam đạt 6,7%. Số doanh nghiệp đăng ký tăng nhiều, số doanh nghiệp giải thể giảm ít đi. Thu chi vẫn đạt được mức mong muốn. Mặc dù Việt Nam đã xóa hơn 100 dòng thuế, nhưng nguồn thu từ xuất nhập khẩu giảm nhiều do chi thường xuyên quá lớn, chiếm tới 7%, trong khi đó lại dành cho đầu tư không nhiều.

Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng chuyên gia kinh tế Oxford khu vực châu Á dự đoán xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ tiếp tục chịu áp lực hơn nữa. Với khối lượng xuất khẩu đã giảm kể từ đầu năm, bất kỳ sự gia tăng căng thẳng thương mại nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ làm kéo lùi sự tăng trưởng của khu vực nói chung.

“Trong năm năm tới, mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 7,3% trong tổng GDP, Chính phủ cũng bớt đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì mức độ nợ công đang tăng cao. Nguồn đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn FDI. Cùng với đó, khu vực tư nhân sẽ tham gia nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng sẽ làm thay đổi bức tranh chung về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra còn có tác động tích cực của các dòng vốn thương mại đi vào như: gia tăng nhập khẩu, xuất khẩu, giao thông vận tải, du lịch… Từ đó, lượng khách du lịch vào Việt Nam sẽ kích thích phát triển hạ tầng”, bà Sian Fenner dự báo.

Động lực kinh tế được điều tiết đạt mức 6,8% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019, dưới mức tăng 7,3% trong GDP quý 4/2018. Cơ sở tăng trưởng trong quý là thế mạnh liên tục trong lĩnh vực sản xuất, hoạt động ổn định của ngành dịch vụ và tăng sản lượng nông nghiệp.

Mặc dù xuất khẩu tăng, động lực kinh tế dự kiến sẽ có xu hướng thấp hơn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm bớt và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. Trong khi chuyển hướng thương mại từ sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể tạm thời có lợi cho Việt Nam, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều với Trung Quốc. Tổng xuất khẩu sang Trung Quốc tính theo giá trị gia tăng chiếm hơn 10% GDP năm 2017, trong đó khoảng 85% được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nội địa của Trung Quốc.

Tuy nhiên, FDI và sản xuất hàng hóa dự kiến sẽ vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng. Theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất ba năm là 2,6 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019, với ngành sản xuất và chế biến thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn FDI sẽ vẫn mạnh trong trung hạn do Việt Nam gần với Trung Quốc và động lực về lao động khả quan với mức lương tương đối thấp. Các số liệu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang được cải thiện và sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại, đáng chú ý là một phần của ASEAN, và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất thuận lợi.

Theo nhandan.com.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...