Viện Văn hóa Ác-hen-ti-na - Việt Nam (ICAV) đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) về vụ kiện liên quan tới Biển Đông.
Theo TTXVN, tuyên bố nêu rõ, phán quyết của Tòa Trọng tài tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông, bảo đảm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà các bên đã tham gia ký kết, quyết định này có hiệu lực pháp lý đối với tất cả các bên có liên quan. ICAV cũng yêu cầu các nước liên quan phải tuân thủ phán quyết, có trách nhiệm bảo vệ hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế và phản đối các hoạt động gây căng thẳng tại Biển Đông.
Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực PCA tại La Hay, Hà Lan - Ảnh: territoriojuridico
Tại thủ đô Gia-các-ta, Trung tâm Habibie đã tổ chức Đối thoại ASEAN lần thứ 36 với chủ đề “Hậu phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp trên Biển Đông”. Đây là buổi tọa đàm đầu tiên giữa các học giả In-đô-nê-xi-a và Bộ Ngoại giao nước này nhằm xác định những ảnh hưởng của phán quyết đối với ổn định khu vực, sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, đánh giá những phản ứng, hành động mà In-đô-nê-xi-a và các bên quan tâm có thể triển khai nhằm khai thác tối đa phán quyết của tòa để duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Các đại biểu đánh giá, tất cả các quốc gia trong khu vực đều mong muốn duy trì tình hình ổn định để phát triển kinh tế, phát huy ảnh hưởng của mỗi nước, dù mức độ hài lòng về phán quyết là khác nhau đối với một số quốc gia.
Giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam H. Phư-ca-đa
Liên quan việc Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Phi-li-pin và Trung Quốc, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hi-rô-si Phư-ca-đa khẳng định lại tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Phư-mi-ô Ki-si-đa ra ngày 12-7. Theo đó, Tô-ki-ô kiên định ủng hộ tầm quan trọng của pháp trị và việc sử dụng các phương tiện hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép trong việc tìm cách giải quyết các tranh chấp biển. Trong tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ki-si-đa, Nhật Bản cũng nêu rõ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ Phi-li-pin kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp trên Biển Đông là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan vụ kiện phải tuân thủ phán quyết của Tòa. Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Ki-si-đa bày tỏ hy vọng việc các bên tuân thủ phán quyết cuối cùng sẽ dẫn đến giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Phán quyết của Tòa Trọng tài cần được các nước tôn trọng
Đại sứ Phi-li-pin tại Việt Nam N.Xơ-vi-gôn.
Tòa Trọng tài được thành lập là một trong những thể chế quan trọng nhất thế giới trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, giúp giải quyết tranh chấp biển giữa các nước trên thế giới. Sau hơn ba năm theo đuổi vụ kiện với hai phiên điều trần cùng 4.000 trang bằng chứng, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết cuối cùng và được Tòa Trọng tài thường trực (PCA) trụ sở tại La Hay, Hà Lan công bố phán quyết cho công luận ngày 12-7 vừa qua. Phán quyết này của Tòa Trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và làm cho các quốc gia có niềm tin vào hệ thống luật pháp quốc tế. Vì vậy, bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài cũng cần được các nước trên thế giới tôn trọng.
Tôi hy vọng và mong muốn Trung Quốc, với vai trò là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới, tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài như Phi-li-pin và nhiều nước khác trên thế giới đã làm. Tôi cũng mong rằng các nước ASEAN đạt được đồng thuận chung về phán quyết đầy tính thuyết phục của Tòa.
Thái-lan khẳng định ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về tình hình Biển Đông
Đại sứ Vương quốc Thái-lan tại Việt Nam M.Vông-phạc-đi.
Mặc dù Thái-lan là nước không có tuyên bố chủ quyền trên khu vực Biển Đông, nhưng Thái-lan luôn theo dõi sát sao tình hình và mong rằng các bên có thể cùng nhau tìm được giải pháp phù hợp tất cả các bên. Bởi vì Thái-lan rất đề cao việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông - Nam Á và các vùng lân cận, cũng như việc khôi phục lòng tin giữa các nước trong các khu vực, từ đó củng cố bầu không khí thuận lợi cho hòa bình, phát triển thịnh vượng và tăng trưởng bền vững thông qua các hoạt động hợp tác một cách sáng tạo.
Tình hình Biển Đông cần được giải quyết bởi những nỗ lực chung và bằng mọi biện pháp, trên cơ sở của sự tin tưởng lẫn nhau và những lợi ích thiết thực. Các bên cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và khẩn trương hoàn thành việc đàm phán để sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thái-lan mong muốn các bên gác lại xung đột để cùng hướng tới tương lai bằng việc thúc đẩy để biến Biển Đông thành khu vực mà ở đó các bên đều tham gia góp phần phát triển và sử dụng thông qua hoạt động hợp tác trên mọi bình diện, trong đó có việc bảo vệ môi trường biển nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của Biển Đông. Đây được coi là nền tảng quan trọng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông trong tương lai. Về phần mình, Thái-lan sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để phát triển sáng kiến nêu trên trong thời gian tới. Theo đó, Thái-lan khẳng định ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về tình hình Biển Đông vừa qua và tin tưởng rằng, mục đích cao nhất nhằm mang lại lợi ích cho người dân chính là việc biến Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, đồng thời mong muốn để khu vực này đóng vai trò trong việc thúc đẩy để thế kỷ 21 là thế kỷ thịnh vượng của châu Á.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...