Theo Viện Quốc tế về hòa bình, mức độ an ninh trên thế giới đang sụt giảm, hiện chỉ có mười nước được xem là hoàn toàn không có xung đột trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy yếu tố nào đã giúp Việt Nam lọt vào danh sách trên?
Cảnh thanh bình trên đường phố Hà Nội.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik, Giáo sư Việt Nam học nổi tiếng, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Kolotov cho biết ngoài việc tồn tại nhiều nhóm tôn giáo khác nhau, Việt Nam còn phải đối mặt các dự án địa chính trị được tạo ra ở nước ngoài nhưng có liên quan đến Việt Nam như "Kampuchea Krom" do các thế lực phản động ở Campuchia đề ra yêu cầu (phi pháp) công nhận phần đất đồng bằng sông Cửu Long là của Campuchia.
Thậm chí, còn có cả dự án (phi pháp) lập ra cái gọi là "Tin Lành Đề Ga" ở miền núi, một điểm nóng ly khai kiểu Kosovo ở Đông Nam Á, bằng cách tách ra 14 tỉnh miền núi của Việt Nam và một số tỉnh của Campuchia và Lào.
Điều đó có nghĩa ở Việt Nam có sẵn cơ sở hạ tầng cho các cuộc xung đột, nhưng chính quyền đã nỗ lực ngăn chặn các tình huống như vậy và giải quyết các vấn đề xung đột thông qua các biện pháp đàm phán, các quy định pháp lý, một cách hòa bình.
Theo Tiến sỹ Kolotov, “hoạt động của các cơ quan chính quyền Việt Nam về quản lý xung đột để ngăn chặn các thế lực bên ngoài làm trầm trọng thêm tình hình là rất thú vị và hữu ích trong thời đại chúng ta. Bởi vì hiện nay, chúng ta thấy nhiều trường hợp khi tại một khu vực bình yên và ổn định đột nhiên bùng nổ những cuộc đụng độ và xung đột đẫm máu — ví dụ như ở Ukraine”.
“Đất nước này xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Hoạt động của các cơ quan chính quyền đảm bảo không có xung đột đã tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài", Tiến sỹ Kolotov nhấn mạnh.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...