Trung Quốc được cho là đang mở rộng hoạt động bổi đắp trái phép tại Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc tại Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: The Diplomat. |
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 2/3 cho thấy Trung Quốc đang nạo vét và bồi đắp trái phép Đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, The Diplomat hôm qua đưa tin.
Dải đất mới hình thành kết nối Đảo Bắc với Đảo Trung cùng một cấu trúc đá ngầm dài và thẳng. Nó đủ rộng để xây một đường băng và đường lăn song song với nhau, kích cỡ tương đương đường băng và đường lăn mà Trung Quốc xây phi pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khu vực bồi đắp ở Đảo Bắc cách đảo Phú Lâm khoảng 12 km về phía bắc. Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đã xây căn cứ quân sự và đường băng phi pháp. Truyền thông Mỹ tháng trước tố Trung Quốc điều hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 có tầm bắn 200 km đến Phú Lâm, tạo ra mối đe dọa cho mọi loại phi cơ, dù là dân sự hay quân sự, bay gần khu vực.
Hoạt động bồi đắp Đảo Bắc, lần đầu quan sát được trên ảnh vệ tinh ngày 9/1, bao gồm cả nạo vét đá ngầm để tạo vũng tàu đậu. Các tàu nạo vét trong ảnh chụp tháng 1 không còn xuất hiện trong ảnh vệ tinh gần đây nhưng các đường ống hút bùn vẫn còn nguyên. Các tàu không xuất hiện không có nghĩa hoạt động bồi đắp đã dừng lại do dải đất mới vẫn chưa được kiên cố hóa để chống bão.
Hiện vẫn chưa thể xác định mục đích của Trung Quốc trong hoạt động bồi đắp mới, Diplomat cho biết. Nằm ở rìa phía bắc quần đảo Hoàng Sa và cách căn cứ hải quân Yulin, đảo Hải Nam, của Trung Quốc khoảng 300 km về phía đông nam, Đảo Bắc có vị trí thích hợp để đặt các cảm biến giám sát một khu vực mà các tàu nổi và tàu ngầm tại Yulin thường xuyên đi qua.
Bãi đá ngầm gồm Đảo Bắc và Đảo Trung còn có kích thước và vị trí được cho là phù hợp để xây một đường băng. Nó rộng khoảng 5 km2, chỉ nhỏ hơn đảo Phú Lâm một chút. Tuy nhiên, khả năng này có thể không xảy ra do Đảo Bắc khá gần Phú Lâm, nơi đã có một đường băng.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này còn thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm chiếm giữ các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đồng thời gửi lên Liên Hợp Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...