Tọa đàm khoa học “Tranh chấp Biển Đông từ góc độ nghiên cứu khoa học” do Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM tổ chức.
Tọa đàm khoa học “Tranh chấp Biển Đông từ góc độ nghiên cứu khoa học” |
Sau phần trình bày của diễn giả chính là PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng - viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông, phó giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam và thạc sĩ Phạm Ngọc Minh Trang - giảng viên khoa quan hệ quốc tế ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, cử tọa đã sôi nổi bàn thêm về những chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng tại Biển Đông và vai trò của các học giả Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng nói rõ chính sách của Việt Nam hiện nay là vận dụng đấu tranh ngoại giao như mặt trận hàng đầu. Theo ông, trong cuộc đấu tranh ngoại giao phải luôn gắn với sự vận động và sự tương tác của các cường quốc, phải đánh giá được chiến lược chính trị của các cường quốc.
Chẳng hạn, chính sách “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là một giải pháp quan trọng được phía Mỹ thể hiện ở nhiều “chân đứng” như tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực, thúc đẩy đàm phán tiến tới hoàn tất Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để củng cố ảnh hưởng kinh tế, tăng cường ngoại giao với các quốc gia ASEAN rồi điều tiết quan hệ với Trung Quốc theo hướng cổ động Trung Quốc thể hiện trách nhiệm nước lớn trong cộng đồng quốc tế...
Các diễn giả đều nhận định vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp hiện nay ở Biển Đông là một vấn đề phức tạp. Điều đó càng làm nổi bật vai trò của cộng đồng khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ - giám đốc SCIS - nhận định: “Nghiên cứu sâu về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, tôi nhận ra một điều kỳ lạ là “càng biết thì càng không biết”.
Nhưng khi càng không biết thì phải càng kết nối với cộng đồng học giả quốc tế, phải tập hợp kiến thức đa ngành nghề để có cách hiểu vấn đề đúng đắn hơn”.
Ông tiết lộ vào tháng 11 sẽ tổ chức một tọa đàm tại Việt Nam với các học giả trẻ quốc tế đến từ Philippines, Malaysia, Mỹ, Đức...
Chia sẻ về sự hình thành của lớp học giả Việt Nam chuyên về nghiên cứu Biển Đông, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng cho rằng đã có một thế hệ học giả tuổi 8X đủ sức tham gia các diễn đàn học thuật có tầm quốc tế.
Theo ông, một bằng chứng rõ nét là các học giả trẻ Việt Nam đã có những bài viết bằng tiếng Anh trên các ấn phẩm quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông hoặc trong các buổi thảo luận gần đây về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tiếng tăm của Mỹ, CSIS đều trân trọng mời các học giả của Việt Nam và đó là cơ hội để học giả Việt Nam chia sẻ những nghiên cứu của mình với cộng đồng học giả quốc tế.
Theo Báo Tuổi trẻ
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...