Trung Quốc chỉ điều chỉnh một ít chiến thuật chứ không thay đổi chiến lược.
“Sự thật về thông báo dừng cải tạo đất trên Biển Đông của Trung Quốc” là đầu đề bài viết của chuyên gia Prashanth Parameswaran (*) trên tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 18-6.
Tác giả nhận định sau khi Trung Quốc tuyên bố một số công trình cải tạo đất ở biển Đông sắp hoàn tất, ai thở phào nhẹ nhõm thì quả là sai lầm thê thảm. Ông đưa ra bốn lưu ý như sau:
Thông báo của Trung Quốc nêu: “Kế hoạch cải tạo đất trên một số đảo và rạn san hô… sẽ hoàn tất”. Như vậy Trung Quốc chỉ dừng cải tạo đất ở một số thực thể chứ không phải mọi thực thể trên Biển Đông.
Hoạt động cải tạo đất ở một số thực thể như đá Chữ Thập đã gần hoàn tất trong khi ở một số thực thể khác như đá Vành Khăn thì vẫn diễn ra. Vậy thông báo nêu trên chỉ xác định tình hình hiện tại thay vì báo trước một thay đổi đáng kể.
Không thể bỏ qua những gì Trung Quốc đã làm. Đó là hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc vừa bất hợp pháp vừa làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế cần lưu ý nếu tin tưởng Trung Quốc vì Trung Quốc đã tạm dừng cải tạo đất thì sẽ có nguy cơ hợp thức hóa âm mưu thay đổi nguyên trạng và tán thành hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Ảnh vệ tinh chụp đá Xu Bi ngày 17-4 và ngày 5-6 (phải). Diện tích đã tăng 74% trong hai tháng. Phần bên phải đã được bồi đắp đủ để làm đường băng. Ảnh: THE DIPLOMAT
Thông báo dừng cải tạo đất của Trung Quốc là hành vi tạm nghỉ để Trung Quốc gặt hái lợi ích ngoại giao trong giai đoạn ngắn hạn hơn là thay đổi toàn cục. Đó là chiến lược “khẳng định tiệm tiến” hai nhịp của Trung Quốc ở biển Đông (khẳng định rồi trấn an, sau đó quay trở lại khẳng định).
Ví dụ: Sau giai đoạn nóng ở biển Đông bao gồm chiếm bãi cạn Scarborough giữa năm 2012, Trung Quốc mở chiến dịch khuyến dụ vào cuối năm 2013 như thông báo về một khuôn khổ mới trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Bảy tháng sau, Trung Quốc lại kích động căng thẳng khi kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
Hiện thời Trung Quốc muốn xoa dịu tình hình một thời gian ngắn sau khi bị sức ép từ cộng đồng quốc tế qua Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5 và trong lúc chuẩn bị nhiều hội nghị quan trọng như chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên ở Mỹ.
Cộng đồng quốc tế cần nhận thức giai đoạn xoa dịu này chỉ là phù du và Trung Quốc chỉ điều chỉnh một ít chiến thuật chứ không thay đổi chiến lược gì cả.
Trung Quốc dừng cải tạo đất không có nghĩa dừng xây dựng các cơ sở quân sự. Thông báo của Trung Quốc đã nêu “đáp ứng các nhu cầu về phòng vệ quân sự cần thiết” rồi mới liệt kê danh sách “các mục đích dân sự” trên các đảo.
Tác giả Prashanth Parameswaran kết luận thông báo dừng cải tạo đất của Trung Quốc vẫn không thể xóa bỏ hoài nghi về ý đồ sắp tới của Trung Quốc trên biển Đông.
(*) Prashanth Parameswaran là phó tổng biên tập tạp chí The Diplomat ở Mỹ, phó tiến sĩ Trường Luật và Ngoại giao Fletcher (ĐH Tufts), từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế và Viện Nghiên cứu dự án 2049. 84% số người được hỏi (1.200 người) lo ngại căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Báo Inquirer (Philippines) đưa tin đây là kết quả thăm dò do Viện Khảo sát xã hội Philippines công bố ngày 19-6. Viện nhận định cảm giác lo sợ đã đè nặng tâm trí người dân từ khi Trung Quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012. 46% không đồng ý phản ứng của chính phủ với động thái của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough. Từ năm 2012, trong các cuộc thăm dò, ít nhất 80% số người được hỏi đều lo ngại tranh chấp có thể leo thang thành xung đột toàn diện. QUÂN KHOA Trung Quốc đơn phương cải tạo đất rồi bây giờ đơn phương dừng… Trung Quốc muốn chứng tỏ ta là nước lớn, có thể kiểm soát tình hình leo thang, có thể làm điều có lợi cho lợi ích của Trung Quốc. Chuyên gia HUANG JING ở ĐH Chính sách công Lý Quang Diệu |
NGỌC LONG
Phapluattp.vn
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...