Dù đã có những động thái mạnh mẽ hơn trước đây đối với hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông, Washington vẫn đang bị xem là lúng túng, bế tắc trước sự quyết liệt của Bắc Kinh và do dự của ASEAN.
Dù vậy, vẫn có một hạn chế nhất định trong mức độ các quốc gia trong khu vực sẵn lòng cùng bắt tay ứng phó với Trung Quốc, dù nước này đã bồi đắp tới 800ha trong vòng 18 tháng qua, vượt xa mức độ bồi đắp của tất cả các bên có tranh chấp khác cộng lại, ông Carter khẳng định.
Chính quyền của ông Obama cũng không thực sự chắn chắn về việc liệu họ sẽ “mạnh tay” với Trung Quốc ra sao, trước những diễn biến mà giới chức Washington xem như kế hoạch trong dài hạn của Bắc Kinh nhằm kiểm soát các vùng biển trong khu vực.
Đến nay, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông, một khu vực có nhiều bên khác cũng tuyên bố chủ quyền, như Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Tuy vậy, Washington lại có vẻ ngày càng không thấy thoải mái với vai trò dẫn dẵn các nỗ lực đối phó với Bắc Kinh, khi những nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được sự đồng thuận trong khu vực Đông Nam Á về cách thức hành động vẫn gặp khó khăn.
“Sự khó chịu của Mỹ rõ ràng nằm ở chỗ tất cả các quốc gia Đông Nam Á, ngoại trừ Philippines, không muốn đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa Trung Quốc - đối tác thương mại chính của họ, và Mỹ, người đảm bảo an ninh chính trong khu vực”, Euan Graham, đến từ viện nghiên cứu Lowy tại Sydney khẳng định.
Vấn đề thứ hai đó là mỗi bên có tranh chấp đều đang quản lý những hòn đảo riêng của mình, và một số cũng tiến hành hoạt động cải tạo đảo. Tại Đối thoại Shangri-La hồi tháng trước, ông Carter đã kêu gọi các bên ngừng hoạt động này.
Các nỗ lực ngoại giao khác, bao gồm “bộ quy tắc ứng xử” chung giữa các thành viên của ASEAN - mà 4 trong số đó có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông - với mục tiêu đưa những cam kết không bồi lấn đảo vào một văn kiện mang ngôn từ có tình ràng buộc pháp lý, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao lên Trung Quốc.
ASEAN hiện vẫn có những quan điểm khác nhau, giữa những nước không có tranh chấp chủ quyền có chiều hướng thân thiện với Trung Quốc, và những nước còn lại. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn đang tìm cách thương thảo với từng bên có tranh chấp.
“Một cách không hoa mỹ, ai đó có thể nói rằng Trung Quốc muốn chia để trị”, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng thư ký ASEAN và hiện là phó chủ tịch Trường quốc tế học S Rajaratnam tại Singapore khẳng định.
Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền với một phần của quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan khẳng định chủ quyền với toàn bộ quần đảo này. Việt Nam hiện kiểm soát nhiều đảo hơn Trung Quốc.
Tuy nhiên, những nỗ lực nạo vét, bồi đắp của Trung Quốc, với mục tiêu xây dựng hạ tầng quân sự, trong đó có đường băng dài 3km, vượt xa các quốc gia khác.
Các nhà phân tích Mỹ lo ngại rằng bước đi tiếp theo của Trung Quốc là tuyên bố chủ quyền đối với không phận trên Biển Đông, bằng cách tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không một khi đường băng hoàn tất.
“Mối lo ngại hiện tại đó là Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành cái ao nhà”, Rajeev Ranjan Chaturvedy đến từ Viện Nam Á tại Singapore cho biết.
Đối diện với sự mong chờ xen lẫn thiếu quyết đoán từ phía các đối tác, giới chức Mỹ thừa nhận họ cần làm nhiều hơn để đối phó với các hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc, dù ngay bên trong chính quyền của Tổng thống Obama vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về cách thức phản ứng.
Washington mới đây “thổi thêm nhiệt” vào Biển Đông khi mời một nhóm phóng viên CNN lên chuyến bay do thám qua hòn đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và phát sóng những tuyên bố hăm dọa của quân đội Trung Quốc dưới mặt đất.
Đi xa hơn hành động này, Washington đang cân nhắc thực hiện cái gọi là “tự do hàng hải”, với việc điều tàu chiến tới gần các hòn đảo và cấu trúc đất Trung Quốc đang cải tạo. Mục tiêu không phải thách thức những tuyên bố chủ quyền cụ thể, mà bản thân Mỹ luôn tuyên bố trung lập, mà để cho thấy Mỹ không công nhận những bãi cát đó là các hòn đảo có vùng nước chủ quyền riêng.
Tuy vậy, Mỹ vẫn lo lắng rằng một phản ứng quá mạnh có thể đẩy căng thẳng leo thang, trở nên bị xa lãnh bởi các đồng minh và đối tác trong khu vực, hoặc thậm chí dẫn tới một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc.
Bonnie Glaser, chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington cho rằng, “điều quan trọng với Mỹ là có được sự ủng hộ cho các hành động của mình trên Biển Đông, nếu không phải từ toàn thể các thành viên ASEAN thì cũng từ một nhóm chủ chốt”, bà Glaser nói. “Khi không có những tham vấn đầy đủ, các sáng kiến ngoại giao sẽ thất bại”.
Nhưng những sự hợp tác như vậy vẫn còn là mục tiêu xa vời, ông Graham nói. “Đông Nam Á với Mỹ là một nhóm khán giả không kiên định, bởi không ai muốn đi quá xa - mọi người đều có ý tưởng khác nhau về vị trí tối ưu họ muốn có được giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...