Trung Quốc đã dùng liên lạc vô tuyến ít nhất 6 lần để yêu cầu máy bay hải quân và không quân Philippines rời khỏi vùng biển quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, một chỉ huy quân đội Philippines tố cáo ngày 7.5.
Reuters cho biết Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez, tư lệnh bộ chỉ huy miền tây Philippines, đã đưa ra cáo buộc nói trên trong một phiên điều trần trước Quốc hội.
Mặc dù ông Lopez không cho biết thời gian, nhưng một quan chức không quân cấp cao giấu tên của Philippines tiết lộ những lần cảnh cáo của Trung Quốc xảy ra trong 3 tháng vừa qua.
Bắc Kinh có thể đang “thử trước” rằng liệu có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên quần đảo Trường Sa hay không, vị quan chức quân đội giấu tên của Philippines bình luận.
“Khi đang tiến hành các chuyến bay tuần tra biển định kỳ và đang bay trong không phận quốc tế, máy bay của không quân chúng tôi đã bị Trung Quốc ngăn chặn qua sóng vô tuyến”, Chuẩn Đô đốc Lopez cho biết, đồng thời cũng nói thêm rằng máy bay Philippines đã phớt lờ cảnh báo.
“Phía Trung Quốc nói máy bay của chúng tôi đang bay trong khu vực an ninh quân sự của họ”, ông Lopez kể lại.
Hồi tháng 4, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc quấy rối tàu cá và máy bay do thám của nước này, theo Reuters. Trung tá Harold Cabunoc, phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết tàu tuần tra Trung Quốc đã liên lạc vô tuyến với máy bay tuần tra biển của Philippines yêu cầu máy bay rời đi khi đang bay gần Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đồng thời rọi đèn vào máy bay Philippines.
Đề cập về vụ việc này, Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố ngược lại rằng máy bay Philippines “gần đây đã nhiều lần bay vào vùng biển của Trung Quốc” (?). Ông ta còn nói thêm rằng quân đội Trung Quốc đã phải dùng liên lạc vô tuyến để cảnh cáo, nhưng bác bỏ thông tin dùng đèn rọi vào máy bay Philippines.
Ảnh vệ tinh công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, ngày 17.4 cho thấy công trình xây dựng một đường băng với chiều dài hơn 3.000 m trên bãi Đá Chữ Thập đã hoàn tất được hơn 2/3. Các chuyên gia đã nhiều lần nêu nghi ngờ về việc Trung Quốc sẽ xây một đường băng tại Đá Chữ Thập, nhưng ảnh vệ tinh nói trên là bằng chứng cụ thể đầu tiên về việc này, theo The New York Times (Mỹ). Một khi hoàn tất, đường băng này sẽ có khả năng “chứa hầu như bất kỳ loại máy bay nào Trung Quốc muốn cho hạ cánh”, CSIS cho biết. |
Theo Hoàng Uy
Thanh niên
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...