Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng cơ sở phi pháp tại 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa làm dấy lên hồi chuông báo động ở biển Đông.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy quá trình Trung Quốc xây dựng phi pháp ở bãi đá Gaven - Ảnh: IHS Jane's Defence Weekly |
Vào giữa tháng này, tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly đăng bài phân tích cảnh báo Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng phi pháp thêm 3 bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, bao gồm các bãi đá Tư Nghĩa, Gaven và Gạc Ma. Cụ thể, các bức ảnh chụp từ vệ tinh ngày 24.1.2015 cho thấy Trung Quốc đã bồi thêm 75.000 m2 đất, tương đương diện tích 14 sân bóng đá. Các công trình đang được xây dựng trên đó bao gồm hai cầu tàu, một cơ sở lớn và một bãi đáp trực thăng, theo các chuyên gia.
Âm mưu lớn Theo tôi, việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ cho một mục tiêu lớn hơn: từng bước đơn phương tuyên bố và thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, như từng thực hiện trên biển Hoa Đông. Cho tới giờ Bắc Kinh vẫn chưa thể thực thi ADIZ ở biển Hoa Đông, vì vậy tôi cho rằng họ rất muốn sở hữu năng lực thực thi trước khi tuyên bố lập ADIZ trên biển Đông. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là một động thái cực kỳ khiêu khích và mang tính đe dọa đối với cả Mỹ lẫn Nhật Bản. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về an ninh khu vực Đông Nam Á Đi ngược DOC Các hoạt động bồi đắp này ít có khả năng tạo căng thẳng như vụ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), do vậy sẽ khó khăn hơn cho cộng đồng quốc tế nếu muốn can thiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng nói trên về cơ bản đi ngược lại điều 5 của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC). Do vậy, ASEAN nên tập trung tìm ra giải pháp để cùng đồng thuận phản ứng lại hành vi mang tính làm đảo lộn hiện trạng này của Bắc Kinh. Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) Bất chấp luật pháp quốc tế Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và việc chọn các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi để thực hiện hoạt động này thật trùng hợp. Bởi lẽ những thực thể trên đều nằm trong hồ sơ kiện Trung Quốc mà Philippines trình lên Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan). Có vẻ như Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng nhằm gây khó khăn, nếu không muốn nói là làm cho phiên tòa Philippines đang theo đuổi không thể đưa ra phán quyết về tình trạng ban đầu của những thực thể trên... Những động thái này cũng chứng minh Bắc Kinh đang ngày càng quyết hành xử ngoài những khuôn khổ và chuẩn mực luật pháp quốc tế. Ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) An Điền (thực hiện) |
Văn Khoa
Theo:Thanhnien.com.vn
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...