Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình: Việt Nam đã đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông. Ảnh: Dương Ngọc
Ngày 11-12, trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Văn kiện lập trường ngày 7-12 vừa qua của Chính phủ Trung Quốc về Vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra” - Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định:
“Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Trước đó, ngày 7-12-2014, Trung Quốc ra tuyên bố văn kiện về lập trường của nước này, kiên quyết không tham gia vụ kiện về tranh chấp biển Đông và phê bình gay gắt việc Philippines đệ trình tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông lên Tòa án Quốc tế. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Vụ kiện này bắt đầu vào tháng 1-2013, khi Philippines nộp đơn lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS) tại La Hay, Hà Lan, yêu cầu xem xét việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông. Phía Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15-12-2014 để gửi phản biện.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...