Ông Lê Công Phụng, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, khẳng định như vậy nhân dịp Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Mỹ đang tái cân bằng chiến lược hướng về châu Á - Thái Bình Dương nhằm củng cố các lợi ích của mình tại đây.
Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy và thực thi tham vọng trở thành một cường quốc biển. Biển Đông và biển Hoa Đông trở thành điểm nóng.
Tuy nhiên, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói là việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hoàn toàn không nhằm mục đích “chống Trung Quốc”.
Cách làm của Mỹ là tạo ra sự cân bằng thông qua việc hỗ trợ các nước xung quanh Trung Quốc cải thiện năng lực bảo vệ vùng biển của mình, nói nôm na là giúp các nước có liên quan vững vàng hơn.
Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, nhưng là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Chúng ta chú trọng phát triển quan hệ với tất cả các nước, trong đó có quan hệ quốc phòng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi.
Tại Mỹ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định việc Việt Nam phát triển quan hệ với quốc gia này không ảnh hưởng tới quốc gia khác.
Việt Nam và Mỹ từ cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện và tôi xin được mượn ý một danh ngôn quen thuộc để nói rằng “không có cựu thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”.
* Ông có lạc quan về những bước tiếp theo?
- Việc mua bán cụ thể là một câu chuyện khác liên quan đến khả năng kinh tế và nhu cầu của ta, nhưng việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương ở thời điểm hiện nay mang nhiều tính biểu tượng. Tôi cho rằng sắp tới sẽ có những chuyển biến mới nữa.
Lệnh cấm đã bỏ được một phần thì có nghĩa là đã mở đường cho dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai. Người Việt Nam có câu là “đầu xuôi đuôi lọt”.
Tất nhiên, cần nhớ rằng chính người Mỹ thường nói sẽ không có bữa ăn nào miễn phí, trong quan hệ quốc tế nói chung không điệu nhảy nào cần hai người mà một người làm được.
* Ông nghĩ sao về triển vọng sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
- Những nội dung còn lại trên bàn đàm phán là những gì khó nhất, tuy nhiên với đà hiện nay tôi cho rằng Mỹ và các đối tác sẽ có những nhân nhượng nhất định khi tính đến trình độ phát triển của ta.
* Theo ông, liệu trong nước có ý kiến không muốn đẩy quá nhanh quan hệ Việt - Mỹ?
- Xử lý quan hệ với các cường quốc luôn là một vấn đề lớn, việc có ý kiến khác nhau là bình thường. Không có nước nào với lịch sử như nước ta lại có thể dễ dàng đạt được đồng thuận ngay một lúc trong vấn đề này.
Cái chính là chúng ta nói với nhau và nói với người dân rằng phải căn cứ vào lợi ích quốc gia, dân tộc trước mắt và lâu dài, các ý kiến khác không phù hợp nguyên tắc này sẽ phải thay đổi dần.
VÕ VĂN THÀNH thực hiện
Theo: Tuoitre.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...