Những tư liệu đó nói lên rằng, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam, và được tất cả nhà nước Việt Nam, các thể chế chính trị khác nhau, thuộc tất cả các giai đoạn lịch sử trong nhiều thế kỷ liên tục đều trách nhiệm và tâm huyết gìn giữ, khai thác và bảo vệ.
Trong hệ thống những tư liệu của triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử và pháp lý" được Bộ Thông tin Truyền thông trưng bày, giới thiệu tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua, có một phần tư liệu quan trọng minh chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa thời kỳ Việt Nam Cộng hòa.
Những tư liệu này bao gồm các văn bản, quyết định hành chính, các chỉ thị, tờ trình... của các cơ quan ban ngành của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa liên quan đến việc điều động binh lính, cắt cử công chức... ra làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa, giai đoạn trước năm 1975.
Những chiến sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc vào ngày 19/1/1974. |
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các hiện vật, chứng tích lịch sử, pháp lý về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, đánh giá những tư liệu trưng bày về chủ quyền Hoàng Sa thời kỳ Việt Nam Cộng hòa có vai trò quan trọng.
"Chúng ta đánh giá và nhìn nhận chúng dưới góc độ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa để thấy được tầm quan trọng của những tư liệu đó. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève năm 1954 mới là chủ thể quản lý khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, trong thực tế đã có nhiều hoạt động, cả trên lĩnh vực quân sự và dân sự để thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Danh sách quân nhân Việt Nam Cộng hòa thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ công tác được trở về đất liền nhận công tác tại Tiểu khu Quảng Nam vào năm 1970. |
Nó cho thấy, việc quản lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng giống như với những vùng khác trên đất liền, rất bình thường. Điều đó nói lên rằng, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là một quá trình lịch sử liên tục và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đánh giá.
Ông Ngọc lý giải: Theo lịch sử hiện đại, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, năm 1947, Pháp lập Chính phủ Liên hiệp Pháp (gọi là Chính phủ Quốc gia Việt Nam) do Bảo Đại đứng đầu.
Những tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa được trưng bày tại NVH tỉnh Quãng Ngãi. |
Năm 1949, Tổng thống Vincent Auriol của Pháp ký Sắc luật giao Nam Kỳ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Khi ấy, hơn 50 nước tham dự hội nghị, không nước nào hoài nghi hay phản đối tuyên bố của Việt Nam.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, theo Hiệp định Genève năm 1954, đối tượng được thừa hưởng, thừa kế toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa là Chính phủ Quốc gia Việt Nam, sau này là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
"Sự vụ lệnh" (lệnh điều động) do chỉ huy Việt Nam Cộng hòa điều động quân nhân ra thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1969. |
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhận xét: "Phải nói ngay từ thời kỳ đó, Việt Nam Cộng hòa đã chú trọng xây dựng hải quân mạnh. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi đó cũng đã có nhiều quyết sách thể hiện vai trò quản lý của mình trên hai quần đảo này.
Họ cử quân đội ra coi giữ, xây dựng bia chủ quyền, các hoạt động quân sự, dân sự ở đó... Đó là những tư liệu rất phong phú và rõ ràng khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa".
Phiếu trình của Bộ Nội vụ gửi Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc sáp nhập các đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào đơn vị hành chính nội địa (ngày 25/1/1973). |
Những tư liệu thể hiện việc quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa chủ yếu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Một phần được lưu trữ tại UBND huyện Hoàng Sa, T.P Đà Nẵng.
Đó là những lệnh điều động quân nhân hay viên chức dân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra trấn giữ đảo Hoàng Sa, danh sách thay quân, danh mục trang thiết bị đưa ra Hoàng Sa, nhật ký ghi chép thời tiết, lịch đo biểu đồ thời tiết trên Hoàng Sa, Trường Sa trước năm 1975, v.v...
Một học sinh của TP. Quãng Ngãi trước không gian trưng bày Châu bản triều Nguyễn. |
Chẳng hạn, trong số các tư liệu được trưng bày có "sự vụ lệnh" (lệnh điều động) do chỉ huy Việt Nam Cộng hòa điều động quân nhân ra thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1969; hình ảnh những chiến sỹ hải quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc vào ngày 19/1/1974; danh sách quân nhân Việt Nam Cộng hòa thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ công tác được trở về đất liền nhận công tác tại Tiểu khu Quảng Nam vào năm 1970; Phiếu trình của Bộ Nội vụ gửi Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc sáp nhập các đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào đơn vị hành chính nội địa (ngày 25/1/1973)...
Cũng theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc "Những tài liệu tương tự như thế của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn rất nhiều, chúng ta mới chỉ công bố chỗ này chỗ kia một một phần mà thôi. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn, luận án khai thác một phần tư liệu liên quan tới chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn lịch sử này, nhưng trong thực tế chưa có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc".
"Điều quan trọng nhất, những tư liệu đó nói lên rằng, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam, và được tất cả nhà nước Việt Nam, các thể chế chính trị khác nhau, thuộc tất cả các giai đoạn lịch sử trong nhiều thế kỷ liên tục đều trách nhiệm và tâm huyết gìn giữ, khai thác và bảo vệ" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.
Kiên Trung (bài và ảnh)
Theo: Vietnamnet.vn
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...