Xuất khẩu thủy sản cả nước đã có tăng trưởng ấn tượng trong quý 1 đầu năm với mức tăng đến 40% so với cùng kỳ năm 2021. Dư địa thị trường vẫn đang có và khả năng hồi phục mạnh từ một số ngành hàng. Các địa phương vùng nguyên liệu cũng chủ động điều tiết nuôi trồng, đảm bảo nguyên liệu phục vụ chế biến từ nay đến cuối năm.
Kết thúc 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đã đạt 2,5 tỷ USD, với sự đóng góp mạnh mẽ của ngành tôm và nhất là sự phục hồi ấn tượng của xuất khẩu cá tra. Với đà tăng này, dự kiến hết tháng 4, xuất khẩu cả nước có thể đạt trên 3,5 tỷ USD. Điều đáng nói, các thị trường lớn như Mỹ, EU và Hàn Quốc đều ghi nhận mức tăng từ 23 – 44%.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam: “ Hiệp định thương mại đặc biệt CPTPP tăng khá nhanh, cho thấy tác dụng của các HĐ đã thẩm thấu vào các thị trường giúp xuất khẩu thủy sản quý 1 năm 2022, bên cạnh đó còn có các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế của Nhà nước.” | ![]() |
Tại các vùng nguyên liệu lớn tại ĐBSCL, sự phục hồi mạnh mẽ từ các thị trường đã giúp hoạt động nuôi trồng, chế biến tại đây diễn ra sôi động hơn. Xu hướng các sản phẩm có giá trị cao cũng đã lan rộng, thúc đẩy nông dân tập trung vào thay đổi mô hình sản xuất, hướng đến thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp duy trì được chuỗi cung ứng và giữ ổn định hoạt động sản xuất.
Bà Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bạc Liêu: “ Với điều kiện hiện nay dịch bệnh chúng ta đã kiểm soát được rồi, thế giới cũng đã có kiểm soát dịch, từ đây đến cuối năm dự đoán dư địa trong sản xuất con tôm đặc biệt là tôm xuất khẩu có khả năng tăng vượt bậc, tăng khoảng 30 – 40%.” | ![]() |
Dù vậy, hệ lụy từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19 từ cuối năm ngoái cũng đã ảnh hưởng khá nhiều đến nguyên liệu, nhất là với mặt hàng cá tra. Một số vùng nguyên liệu chủ lực đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ, thiếu nguyên liệu cho chế biến, đẩy giá lên cao. Dù vậy, các địa phương đã chủ động điều tiết hoạt động nuôi trồng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất từ nay đến cuối năm.
Ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: “Trước tiên là quản lý chặt chẽ vùng nuôi, giám sát môi trường nước phục vụ cho phát triển thủy sản đặc biệt là con cá tra, cũng như kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, kịp thời cảnh báo, dự báo doanh nghiệp, người nuôi. Rà soát các cơ sở cho sinh sản cá bột, cơ sở cá hương, cá giống để cung cấp cho thị trường.” | ![]() |
Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản cũng chủ động xúc tiến, quảng bá sản phẩm, tích cực tìm kiếm các cơ hội mới để bù đắp vào sự đình trệ từ thị trường Nga và Ukraine. Bức tranh xuất khẩu cả năm vẫn hội tụ nhiều điểm sáng. Dù vậy những khó khăn từ chi phí sản xuất, xuất khẩu tăng mạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận xuất khẩu thủy sản cả năm của các doanh nghiệp.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...