Chuỗi cung ứng toàn cầu chống chịu xung đột ở Ukraine

Thứ 6, 04/03/2022 | 18:35:40
327 lượt xem

Theo các nhà phân tích, năng lượng không phải là lĩnh vực duy nhất bị ảnh hưởng trước căng thẳng Nga - Ukraine. Hai nước này còn là nhà cung cấp lớn về kim loại và nhiều loại lương thực, từ lúa mì cho tới đồng, niken… Chuỗi cung ứng toàn cầu đang chống chịu thế nào khi mà chỉ một gián đoạn nhỏ ở khu vực này cũng có thế tạo ra gián đoạn lớn ở nơi xa.

Leo thang căng thẳng Nga – Ukraine đã cản trở và làm gián đoạn việc vận chuyển thương mại các mặt hàng tư năng lượng đến ngũ cốc. Giá giá các chuyến hàng dầu của các tàu cỡ vừa và nhỏ tăng gấp 5 lần sau khi Ukraine đình chỉ vận chuyển thương mại tại các cảng, bao gồm cảng Odessa, cảng lớn nhất của Ukraine. 

Trong khi đó, các hãng vận tải biển lớn là Maersk và CMA đã thông báo tạm dừng các chuyến hàng và ghé các cảng ở Ukraine.

Nhiều công ty vận tải cho biết đang ứng phó với tình huống đột ngột và cố gắng điều chỉnh các tuyến đường vận chuyển kịp thời.

Ông Xue Liangyi - Phó Tổng giám đốc Shanghai Merchants Minghua Shipping Co: 

"Một số tàu đang chạy được nửa chặng đường đã phải đàm phán với khách hàng để chuyển cảng sang một cảng an toàn gần đó, chẳng hạn như Romania.” 


Không chỉ ảnh hưởng với thị trường năng lượng, Ukraine và Nga còn chiếm 30% tỷ trọng xuất khẩu lúa mì, 19% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Đóng cửa các cảng biển có thể làm giảm nguồn cung cấp lương thực, ngay cả khi giá đang ở mức cao.

Ông Alan Holland - CEO Công ty công nghệ tìm nguồn cung ứng Keelvar: 

“Ukraine được coi như giỏ bánh mì của châu Âu và những bất ổn có thể dẫn tới hậu quả là chuỗi cung ứng lương thực gặp vấn đề.”


Ông Christopher Graham - Công ty Luật White and Williams: 

“Ngoài dầu và khí đốt, Nga còn là nhà cung cấp nhiều loại hàng hóa như niken, quặng sắt, crom. Một kim loại rất quan trọng khác là nhôm. Giá nhôm đã đạt mức kỷ lục và điều đó sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất máy bay, các công ty sản xuất nước ngọt và bất cứ thứ gì sử dụng nhôm.”


Các hãng tàu biển đã chịu tổn thất. Nhưng còn các hãng hàng không cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng. Cùng với việc giá nhiên liệu tăng phi mã, các lệnh cấm sử dụng không phận của nhau giữa một loạt nước châu Âu và Nga khiến các chuyến bay phải đi vòng.

Giáo sư Zou Jianjun - Viện Quản lý Hàng không Dân dụng Trung Quốc 1617: 

“Tác động trực tiếp là máy bay từ các nước Bắc và Tây Bắc Châu Âu đến các nước Đông Bắc Á buộc phải sử dụng đường hàng không thay thế và hệ số lệch chuyến bay sẽ rất lớn, đồng nghĩa với việc chi phí của các hãng cao hơn.Việc đóng cửa không phận đồng nghĩa thời gian bay của các máy bay chở hàng dài hơn và chi phí hậu cần sẽ tăng lên. Các nước sẽ gặp nhiều khó khăn để đảm bảo chuỗi cung ứng các nguyên liệu này.”


Mặc dù vẫn chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về thiệt hại ngay lức này, nhưng theo nhận định của hãng tin Bloomberg, mức độ của các tác động sẽ phụ thuộc vào những diễn biến tiếp theo trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo TTXVN








  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...