Nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến trận sóng thần tối 22/12 ở Indonesia làm nhiều người thương vong.
Những đợt sóng thần tối 22/12 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực duyên hải quanh eo biển Sunda, Indonesia
AFP dẫn lời Muhammad Bintang một nhân chứng có mặt gần bãi biển Carita ở Pandenglang, Indonesia cho biết, trận sóng thần bất ngờ ập đến tối 22/12 đã làm toàn bộ khu du lịch ở đây chìm trong bóng tối và sự sợ hãi.
Những người sống sót sau trận động đất ở Indonesia tại một nơi trú ẩn tạm thời
“Chúng tôi đến đây vào lúc 21h để bắt đầu kỳ nghỉ và đột nhiên nước biển ập đến. Trời tối đen như mực, điện lưới bị cắt. Bên ngoài vô cùng lộn xộn và chúng tôi không thể tiếp cận được đường lớn”, Bintang nói.
Trong khi đó, một nhân chứng khác có tên Lutfi Al Rasyid kể về giây phút thoát thân khỏi bãi biển ở Kalianda: “Tôi không thể khởi động xe máy nên tôi vứt bỏ chiếc xe và bỏ chạy… Tôi chỉ biết cầu nguyện và chạy càng xa càng tốt”.
"Tôi phải chạy thục mạng khi sóng biển ập đến. Cơn sóng tiếp theo còn tràn vào khu vực khách sạn tôi đang ở và làm ngập những chiếc xe trên con đường ở phía sau", nhân chứng Lund Andersen viết trên Facebook.
Thi thể của những nạn nhân sóng thần ở khu vực bãi biển Carita
Người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết 43 người thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích sau khi sóng thần đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda, ở Nam Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào 21h27 ngày 22/12. Sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m.
Chính quyền Indonesia đã cảnh báo những người đã sơ tán khỏi khu vực bãi biển eo biển Sunda không quay lại cho đến khi họ được thông báo là an toàn.
Giới chức Indonesia cho rằng hiện tượng thủy triều dâng bất thường cộng với lở đất dưới nước do phun trào từ đỉnh Anak Krakatoa đã gây ra đợt sóng thần trên eo biển Sunda. Được biết, núi lửa Anak Krakatau đã phun trào khoảng hơn 20 phút trước khi sóng thần xảy ra.
Theo con số thống kê mới nhất, trận sóng thần xảy ra tối 22/12 đã làm ít nhất 168 người thiệt mạng, 745 người bị thương và 30 người mất tích
Đáng lo ngại là con số người thiệt mạng có thể còn tăng nhanh bởi hiện tại lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa thể tiếp cận được toàn bộ các khu vực bị ảnh hưởng
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Pandeglang của tỉnh Banten ở Java, bao gồm Công viên quốc gia Ujung Kulon và những bãi biển nổi tiếng phía tây nam thủ đô Jakarta
Cảnh hoang tàn đổ nát ở bãi biển Carita – một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần
Theo Vov
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...