Sự đối đầu giữa Nga và phương Tây về số phận của Ukraina vừa leo thang lên một giai đoạn mới nguy hiểm.
Điểm bùng phát là lối vào Eo biển Kerch, một hải trình then chốt cho giao thông đường biển của cả Nga và Ukraina, với cây cầu trải dài Nga vừa xây dựng qua biển nối liền với Crưm – bán đảo ở miền đông Ukraina sáp nhập vào Nga năm 2014Ngày 25/11, Moscow đã ngăn chặn và bắt giữ 3 tàu của Ukraina - gồm 2 tàu chiến và một tàu kéo - với lý do bộ ba này di chuyển trái phép vào lãnh hải Nga ở Biển Đen. Trong thông cáo cùng ngày, Cơ quan An ninh Nga (FSB) giải thích ba tàu Ukraina phớt lờ các yêu cầu dừng lại và có hành động nguy hiểm, nên tàu chiến Nga đã phải nổ súng để buộc cả ba dừng lại.
Theo phát ngôn viên của Điện Kremlin, Tổng thống Vladimir Putin liên tục được cập nhật thông tin về diễn biến vụ việc.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 27/11, ông cáo buộc giới chức ở Kiev phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, và cho rằng hành động này được thực hiện có tính đến chiến dịch tranh cử sắp tới ở Ukraina. Putin cũng kêu gọi Berlin "tác động đến chính quyền Ukraina, giúp họ không tái diễn những hành vi thiếu suy nghĩ".
Sau vụ việc, Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với nhiều câu hỏi về tính sẵn sàng phản ứng của cả khối, trong bối cảnh bầu không khí mệt mỏi đang bao trùm một số thành viên vì triển vọng cấm vận thêm nữa đối với Nga. Tổng thống Putin có thể thấy rõ một phương Tây chia rẽ và chịu áp lực nội bộ sẽ không phản đối Nga thắt chặt kiểm soát ở Eo biển Kerch.
Theo tạp chí Phố Wall, Putin thấy rõ đây là thời điểm có lợi cho Nga, bởi Thủ tướng Angela Merkel đang chật vật với sự suy giảm quyền lực ở Đức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang dốc sức giải quyết tình trạng biểu tình bạo loạn phản đối tăng thuế xăng dầu trong nước, còn Thủ tướng Anh Theresa May bận rộn với thỏa thuận Anh rút khỏi EU (Brexit).
Trong khi đó, chỉ còn ít ngày nữa là ông Putin sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại hội nghị G20 ở Argentina. Hãng tin Bloomberg nhận định, động thái của Nga là một phép thử đối với quyết tâm ủng hộ Kiev chống lại Moscow của Tổng thống Trump - người vừa chịu thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ.
Sau vụ Nga bắt giữ tàu Ukraina, Tổng thống Trump tuyên bố rõ rằng ông "không vui" với hành động của Moscow. Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc Nikki Haley cũng nhanh chóng lên án "một sự leo thang bất cẩn nữa của Nga", mô tả diễn biến ở Eo biển Kerch sẽ "tiếp tục làm tổn thương các mối quan hệ của Nga với Mỹ và nhiều nước khác".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. (Ảnh: FP)
Theo Tạp chí Phố Wall, Tổng thống Trump từng chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama bỏ qua việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm, và giờ đây, với việc ngăn chặn và tịch thu tàu chiến của Ukraina, người Nga đang "thử" vị Tổng tư lệnh Mỹ xem ông sẽ hành động như thế nào.
Theo Vietnamnet
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...