Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ đằng sau việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phơi bày những toan tính của cả hai trong cuộc chiến thương mại đang trong giai đoạn căng thẳng nhất.
Toan tính của Mỹ
Ngày 18/9, Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời vào cuối năm sẽ tăng lên 25%, vòng áp thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9.
Trong tuyên bố, Donald Trump nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc có hành động trả đũa đối với nông dân và các ngành nghề khác thì chúng ta sẽ lập tức thực hiện giai đoạn thứ 3, tức là áp thuế đối với khoảng 267 tỷ USD hàng nhập khẩu”.
Ông Donald Trump bày tỏ: “Sở dĩ chúng ta hành động như vậy là vì Văn phòng đại diện thương mại Mỹ kết luận rằng Trung Quốc đã áp dụng chính sách và biện pháp rất không công bằng nhằm vào công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ví dụ như buộc các công ty của Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc. Những biện pháp này rõ ràng đã tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển lành mạnh và phồn vinh của kinh tế Mỹ từ lâu nay”.
Như vậy, động thái áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ ngay trước thềm chuyến thăm của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc là đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Bắc Kinh.
Ai hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lún sâu vào cuộc chiến, Đông Nam Á lại hưởng lợi nhờ đơn hàng mới và khả năng chuyển sản xuất của các công ty.
Đặc biệt, nhân tố Trung Quốc luôn là một trong những con bài chủ chốt trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Việc Mỹ không ngừng sử dụng con bài cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là nhằm phục vụ cho các ý đồ của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Hiện nay, không chỉ trong chính quyền Trump mà ngay cả toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ đều có xu hướng ủng hộ triển khai các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thương mại.
Thậm chí nhiều dân chúng và nhiều chính khách của đảng Dân chủ vốn phản đối Tổng thống Trump cũng đứng về phía lập trường của chính quyền Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ủng hộ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thực hiện các biện pháp chế tài thương mại đối với Trung Quốc.
Chính vì vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là con bài quan trọng để Tổng thống Trump và các cố vấn của mình “giành phiếu” và “tạo thế” cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Trung Quốc toan tính thời cơ để đáp trả
Ngay sau Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã lập tức tuyên bố đáp trả tương xứng.
Động thái đầu tiên là Trung Quốc đã đáp trả bằng cách đánh thuế trị giá 60 tỷ USD vào các sản phẩm của Mỹ.
Tiếp theo đó Trung Quốc cho loan tin hủy bỏ hủy bỏ chuyến thăm Mỹ của Phó thủ tướng Lưu Hạc dự kiến từ ngày 27-28/9.
Theo tờ Bưu điện Washington, chính quyền Bắc Kinh đã chính thức hủy bỏ chuyến đi Mỹ của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Đồng thời cũng hủy luôn các chuyến đi tiền trạm của đoàn cấp thấp hơn.
Trước đó, Mỹ-Trung đã tiến hành 5 vòng đàm phán. Tuy nhiên, cả 5 vòng đàm phán này đều không mang lại kết quả khả quan. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn không được “giải quyết”.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc hủy các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ ngay trước thềm tuyên bố áp thuế của Mỹ đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực, nhằm các mục đích đáp trả cách đối xử “vô thường” của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đối với Trung Quốc trong đàm phán thương mại.
Điều này cũng được chính phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố, những hành động “vô thường” của Mỹ đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc đàm phán thương mại song phương. Chỉ có trên cơ sở bình đẳng tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, các hoat động đối thoại và hiệp thương mới là con đường duy nhất đúng để giải quyết vấn đề thương mại Trung-Mỹ. Tất cả lời nói và hành động của Mỹ hiện nay đều không cho thấy sự thành ý, thiện ý.
Ngoài ra, việc Trung Quốc phản ứng cứng rắn với các tuyên bố của Mỹ còn nhằm mục đích chờ đợi thời cơ chín muồi. Bởi theo tính toán của Trung Quốc, rất có thể Tổng thống Trump sẽ ký kết thỏa thuận trong vấn đề thương mại với Trung Quốc ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cụ thể là vào trước cuối tháng 11 hoặc trước thượng đỉnh G-20.
Như vậy, có thể thấy một loạt các phản ứng của Mỹ và Trung Quốc liên quan tới cuộc chiến thương mại song phương đã phản ánh những toan tính của hai bên. Việc Mỹ-Trung có đạt được sự nhận thức chung trong vấn đề thương mại hay không, điều này phụ thuộc vào những toan tính của các bên liên quan.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...