Đã đến lúc Washington áp đặt trừng phạt kinh tế nhằm vào hoạt động xây dựng của Bắc Kinh ở biển Đông
Các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở biển Đông thường thu hút sự quan tâm của dư luận, truyền thông quốc tế nhưng cũng phần nào cho thấy sự thiếu hiệu quả trong nỗ lực ngăn Trung Quốc tăng cường quân sự hóa vùng biển này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí không cần leo thang giọng điệu chỉ trích. Nội dung lên án FONOP hồi cuối tháng 5 của bộ này hầu như không khác gì tuyên bố tương tự hồi năm 2017.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải đối mặt thực tế: Chính sách hiện tại của Mỹ về thực thi FONOP và nhấn mạnh cam kết đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ không ngăn được sự lấn tới của Trung Quốc ở biển Đông.
Nhiều nhà quan sát lâu nay nhận định bản thân FONOP không bao giờ trở thành chiến lược răn đe thực sự. Hoạt động triển khai tên lửa hành trình, máy bay ném bom hạt nhân và các khí tài quân sự khác ở biển Đông của Trung Quốc đã xác nhận đánh giá này.
Đã đến lúc Mỹ mở rộng các công cụ chính sách bằng cách áp đặt trừng phạt kinh tế nhằm vào hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đến Philippines hôm 28-6 sau khi tuần tra biển Đông Ảnh: REUTERS
Tại sao FONOP không răn đe Trung Quốc hiệu quả? Câu trả lời ngắn gọn là FONOP ra đời để khẳng định các quyền lợi pháp lý vốn không nhất thiết phải mâu thuẫn với các khía cạnh gây tranh cãi nhất trong những tuyên bố pháp lý của Trung Quốc ở biển Đông.
Trong khi Trung Quốc luôn phàn nàn về FONOP, họ thực ra vẫn có thể chấp nhận quan điểm pháp lý của Mỹ về tự do hàng hải trong khi vẫn tiếp tục đa số hầu hết hoạt động phi pháp ở biển Đông. Chẳng hạn, Mỹ phản đối đòi hỏi của Trung Quốc về việc tàu quân sự phải xin phép trước khi di chuyển vô hại bên trong lãnh hải của một quốc gia. Nếu người Trung Quốc chấp nhận quan điểm pháp lý của Mỹ, họ vẫn có thể duy trì những tuyên bố chủ quyền phi lý nhằm kiểm soát biển Đông và quyền yêu cầu tàu chiến nước ngoài tuân thủ quy định về đi lại vô hại.
Ngay cả khi Mỹ cố tình tránh sử dụng quyền đi lại vô hại vì không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, tác động của FONOP vẫn không nhiều. Nó đơn thuần chứng minh rằng Mỹ có quyền đi lại trong khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở biển Đông. Bản thân FONOP không thể thách thức hành vi xây đảo nhân tạo hoặc triển khai thiết bị quân sự của Trung Quốc ở đó.
Hơn nữa, FONOP là một phần của chương trình được hải quân Mỹ tiến hành từ lâu nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải khắp thế giới, không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Tại biển Đông, Trung Quốc là mối quan tâm chính của Mỹ. Đặc biệt, Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ giành được vị thế thống trị về chính trị và quân sự tại khu vực thông qua việc xây đảo nhân tạo quy mô lớn và triển khai khí tài quân sự đến đó. Tuy nhiên, FONOP đã và sẽ không ngăn Trung Quốc đạt được những mục tiêu này.
Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ còn công cụ chính sách nào hiệu quả hơn hay không. Hiện có ít nhất một công cụ khả dĩ và nên được sử dụng ngay lúc này: trừng phạt kinh tế. Tổng thống Mỹ có quyền áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào bất kỳ công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào đã hoặc tiếp tục tham gia vào việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Mỹ cũng có thể trừng phạt những công ty dính líu đến các cơ sở được xây trên đảo nhân tạo trái phép hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả không phải của Trung Quốc, bị xem là đe dọa an ninh quốc gia.
Động thái này ít nhất sẽ khiến các công ty ngoài Trung Quốc ngần ngại trong việc kiếm lời từ chính sách khiêu khích của Bắc Kinh ở biển Đông. Biện pháp trừng phạt cũng sẽ khiến các công ty Trung Quốc tham gia xây đảo nhân tạo phi pháp, trong đó có Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC), phải chịu tổn thất nhất định. Doanh nghiệp này gần đây bị ngăn thâu tóm một công ty xây dựng lớn của Canada vì những quan ngại về an ninh quốc gia.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ không đảo ngược những gì Trung Quốc đã làm ở biển Đông, ít nhất chúng cũng thể hiện sự phản đối hữu hình của chính phủ Mỹ. Nó cho thấy Washington sẵn sàng trừng phạt hành vi sai trái của Bắc Kinh và quan trọng hơn là Mỹ sẵn sàng đón nhận hành động trả đũa từ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Mỹ và Trung Quốc đang trên bờ vực của một cuộc chiến thương mại toàn diện. Điều kỳ lạ là Mỹ sẵn sàng sử dụng lý do "an ninh quốc gia" để biện minh cho bước đi trừng phạt hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc nhưng lại không sẵn sàng làm điều tương tự để bảo vệ quyền lợi của mình ở biển Đông.
Với những lợi thế về hải quân, Mỹ vẫn nên tiếp tục tiến hành FONOP ở biển Đông và những nơi khác để bảo vệ quyền lợi theo luật pháp quốc tế. Một số lựa chọn khác, chẳng hạn viện trợ quân sự trực tiếp, cũng nên được xem xét. Tuy nhiên, trừng phạt kinh tế rõ ràng là biện pháp đầu tiên cần được tính đến nếu Mỹ muốn vượt ra bên ngoài khuôn khổ FONOP.
PHẠM NGHĨA (lược dịch theo trang Lawfare)
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...