Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào 16/7 tại Helsinki (Phần Lan). Hai bên chưa chính thức công bố nội dung đối thoại, song có 5 vấn đề được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự.
Trợ lý phụ trách chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết, hai bên đang nỗ lực để hội nghị ra một tuyên bố chung nhấn mạnh việc cải thiện quan hệ và an ninh quốc tế. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng “không loại trừ khả năng lãnh đạo hai nước đạt được những thỏa thuận cụ thể”. Để viễn cảnh đó thành sự thật, giới chức ngoại giao Nga-Mỹ từ nay tới ngày diễn ra hội nghị cần phải đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề.
Ổn định hạt nhân chiến lược
Phương tiện truyền thông dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/6 tuyên bố Moscow không loại trừ khả năng thảo luận với Mỹ về vấn đề ổn định hạt nhân chiến lược, đồng thời để ngỏ nội dung này cho Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Putin.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Global News
Trong bối cảnh một số hiệp định liên quan tới kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược sắp hết hiệu lực hoặc đã ký từ lâu, đây là một trong những vấn đề Moscow và Washington cùng quan tâm. Nga hồi tháng 3/2018 đã hủy cuộc đàm phán ổn định chiến lược tại Washington. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov lý giải đó là hành động phản ứng của Moscow trước việc Mỹ rút khỏi các cuộc tham vấn với nước này về an ninh mạng.
Trong tuần này, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev cũng nói với hãng thông tấn Interfax rằng ông Putin và ông Trump nên tập trung thảo luận việc kiềm chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước, cũng như đảm bảo ổn định chiến lược. Ông Gorbachev hối thúc lãnh đạo Nga-Mỹ duy trì các hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân chủ chốt, như Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) và Hiệp ước về tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Hiện nay, cả Mỹ và Nga đều cáo buộc nhau vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Tổng thống Trump được cho là cũng chỉ trích Hiệp ước START mới.
Xung đột Syria và cuộc chiến chống khủng bố
Cuộc chiến bắt đầu từ năm 2011, hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng. Hơn 5,6 triệu người dân phải ra nước ngoài tị nạn và hơn 6 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa và vẫn mắc kẹt ở trong nước. Với Nga và Mỹ, hai nước đều đang triển khai quân thực hiện các chiến dịch tại quốc gia Trung Đông này và nguy cơ đụng độ luôn hiển hiện mỗi ngày. Điều Mỹ và Nga cần làm đó là đưa các bên tham chiến vào đàm phán, đồng thời tìm kiếm một thỏa thuận bền vững.
Cuộc chiến cần khép lại để giải thoát những con người đã phải chịu đựng quá nhiều, cũng là để Mỹ và Nga chấm dứt các chiến dịch và đưa quân về nước. Giờ là lúc Washington và Moscow phải tìm cách chấm dứt nguy cơ nảy sinh đụng độ dẫn tới leo thang thành đối đầu quân sự, để qua đó cả hai “rảnh tay” dồn sức cho cuộc chiến chống khủng bố và dập tắt mọi nguy cơ trỗi dậy trở lại của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Cuộc khủng hoảng Ukraina
Trong những năm trở lại đây, xung đột Ukraina vẫn âm ỉ cháy. Lực lượng đòi độc lập được Nga ủng hộ vẫn đang chiến đấu chống lại quân đội Ukraina. Dù xung đột Nga-Ukraina giờ không còn chiếm trang nhất trên các tờ báo hàng đầu như Washington Post hay New York Times, song nó vẫn đủ sức châm ngòi cho một cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa các cường quốc, giống với những gì diễn ra trong cuộc chiến tại Syria.
Mỹ đã trang bị cho Ukraina các vũ khí hạng nặng, trong khi Nga tìm cách ngăn Ukraina gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). Bối cảnh này càng đòi hỏi hai bên cần có một thỏa thuận để hóa giải những nguy cơ xung đột.
Chiến tranh mạng
Washington và Moscow cần bắt đầu định hình các nguyên tắc về chiến tranh mạng, hoặc ít nhất là một thỏa thuận hạn chế các diễn biến này, nhất là khi tính đến những rủi ro và nguy cơ kéo theo. Washington từng nhiều lần cáo buộc các tin tặc được Nga hậu thuẫn tấn công hệ thống máy tính của Chính phủ và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ.
Nhiều người cảnh báo rằng cuộc chiến tranh quy mô tiếp theo sẽ diễn ra trong không gian mạng. Mỹ và Nga cần cùng nhau xúc tiến một thỏa thuận - và hy vọng các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu, và thậm chí là cả Triều Tiên cũng sẽ đặt bút ký - đủ để ngăn chặn và kiềm chế các hành vi thù địch trong không gian này.
Quan hệ song phương
Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần công khai ý định cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền, quan hệ Nga-Mỹ không những không tốt đẹp hơn mà còn xấu đi thấy rõ.
Giữa lúc quan hệ Washington-Moscow căng thẳng, nhất là vì cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Putin có thể là cơ hội để vị tổng thống thứ 45 của Mỹ chứng tỏ với phe chỉ trích trong nước rằng ông cứng rắn với Nga. Mặt khác, ông Trump cũng muốn đảm bảo với người đồng cấp Putin rằng Nhà Trắng vẫn mong muốn tăng cường quan hệ với Điện Kremlin.
Theo giới phân tích, Tổng thống Trump có thể nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Putin, bất chấp thực tế lập trường chung của chính giới tại Washington là cứng rắn với Nga. Chứng kiến những gì diễn ra giữa Mỹ và Triều Tiên thời gian qua, nhận định này là hoàn toàn có cơ sở.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki là cơ hội quý báu. Hai nhà lãnh đạo Trump và Putin cần nỗ lực để thúc đẩy một mối quan hệ hiệu quả, ít nhất là để giải quyết các khúc mắc kể trên. Một hội nghị thượng đỉnh chưa thể đủ để hai bên hóa giải tất cả những bất đồng, song ít nhất đó cũng là một bước tiến nhỏ theo hướng đúng đắn nhằm tránh việc đi vào vết xe đổ dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh khác, hoặc tồi tệ hơn là một cuộc chiến thực sự.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...