Nhằm phá thế trận của chiến thần F-22 Mỹ, Trung Quốc bất ngờ cho ra mắt UAV tàng hình

Thứ 7, 09/06/2018 | 17:25:51
1,624 lượt xem

Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có công nghệ UAV dùng trong quân sự phát triển, những sản phẩm của họ được đánh giá cao và UAV tàng hình Ám Kiếm là một trong số đó.

Máy bay không người lái (UAV) tàng hình Ám Kiếm của Trung Quốc sở hữu các tính năng hoàn toàn mới, có thể thách thức không quân Mỹ. Thậm chí một số chuyên gia Trung Quốc tự tin rằng nó có thể đối đầu với máy bay tiêm kích mạnh nhất thế giới hiện nay là F-22.

 

Hình ảnh về máy bay không người lái (UAV) tàng hình mới có biệt danh "Ám Kiếm" bất ngờ được Trung Quốc công bố hôm 4-6.

Hình ảnh UAV Ám Kiếm bất ngờ lộ diện cùng với nhóm chuyên gia phát triển chúng.

Giới chuyên gia cho rằng mẫu UAV này được chế tạo dựa trên khái niệm tác chiến hoàn toàn mới, có thể gây ác mộng thực sự cho các lực lượng Mỹ trên chiến trường, theo Business Insider.

Chuyên gia Justin Bronk tại Viện Quân sự Hoàng gia Anh đánh giá Ám Kiếm mang triết lý thiết kế rất khác so với UAV chiến đấu của Mỹ.

Các bức ảnh chụp cho thấy nó dường như được tối ưu hóa cho việc bay hành trình siêu thanh, thay vì tập trung vào khả năng tàng hình.

"UAV tàng hình của Trung Quốc có thân dài hơn, giúp nó ổn định khi bay. Ngoài ra, Ám Kiếm có cánh đuôi đứng như tiêm kích tàng hình F-22. Đây là dấu hiệu cho thấy nó chú trọng khả năng bay hành trình siêu thanh và sở hữu tính năng giống tiêm kích", Bronk nhận định.

Đây là lần đầu tiên xuất hiện nguyên mẫu của loại UAV cực nguy hiểm này dù trước đó các mô hình đã được giới thiệu rộng rãi.

Thiết kế khí động học khá độc đáo của UAV Ám Kiếm.

Tuy Trung Quốc vẫn giữ kín các thông số liên quan, nhưng căn cứ vào hình chụp cho thấy đây là một UAV hạng nặng. Thậm chí kích thước của nó còn tương đương với một tiêm kích hạng nhẹ.

Thiết kế khí động học hình mũi tên cho phép UAV này có thể dễ dàng vượt qua tốc độ âm thanh.

Thay vì sử dụng động cơ cánh quạt, UAV Ám Kiếm được trang bị một động cơ phản lực giúp cơ động tốt hơn trên chiến trường.

Dù vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế UAV, Washington sẽ phải thận trọng khi Bắc Kinh phát triển tiêm kích không người lái, một ý tưởng mà Mỹ đã từ bỏ.

Mỹ đang đẩy mạnh giải pháp trang bị UAV cho tàu sân bay, nhưng chỉ đóng vai trò tiếp dầu trên không, thiếu đi tính năng tàng hình hoặc đề cao khả năng sống sót như tiêm kích.

Điều này có thể khiến hải quân Mỹ phải trả giá trước Trung Quốc trong các cuộc xung đột tiềm tàng tại Thái Bình Dương.

"Nếu được sản xuất với số lượng lớn, những chiếc Ám Kiếm có thể chủ động hứng chịu tên lửa từ tiêm kích Mỹ, bảo vệ cho các phi đội máy bay có người lái của Trung Quốc, đó là chưa kể tới khả năng chiến đấu như tiêm kích của chúng. Điều này cho phép Trung Quốc sử dụng số lượng để áp đảo lợi thế công nghệ của đối phương", Bronk nhận định.

Trong kịch bản chiến tranh tương lai, phi công Mỹ sẽ đối đầu lực lượng UAV có tốc độ siêu thanh.

Trên lý thuyết, chúng có thể cơ động tốt hơn máy bay có người lái vì không có phi công trên khoang, một trong những rào cản lớn nhất với khả năng không chiến hiện nay.

Việc đối đầu với F-22 lại càng là vấn đề khó hơn. Tuy nhiên rất có thể việc công bố hình ảnh Ám Kiếm chỉ là đòn gió của Trung Quốc trước Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh đang lớn dần của họ.

Sự xuất hiện của loại UAV này cho thấy Trung Quốc thực sự cân nhắc khả năng "soán ngôi" Mỹ để trở thành lực lượng không quân mạnh nhất thế giới trong tương lai.

"Chúng ta chỉ thấy được điều Trung Quốc muốn thể hiện. Có thể họ đang đầu tư vào một thứ có những tính năng chưa từng có, nhưng rõ ràng việc Trung Quốc theo đuổi công nghệ này là nhằm đối phó Mỹ", Bronk nhận định.

 

Nhưng để làm được vị thế hiện tại như quân đội Mỹ, chắc chắn Trung Quốc sẽ tốn nhiều thập kỷ nữa. Lúc đó trình độ kỹ thuật công nghệ của Mỹ lại tiến thêm một bước mới.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...