Chiến hạm Surcouf lớp La Fayette của Hải quân Pháp đã cập cảng Sài Gòn hôm 1-6-2018, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam. Giới quan sát cho rằng có thể Pháp sẽ sử dụng chiến hạm này để tuần tra trên biển Đông, sau tuyên bố chủ quyền phi pháp từ Trung Quốc.
Sự hiện diện của tàu Hải quân Pháp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời gian gần đây cho thấy quốc gia phương Tây này đang rất quan tâm đến các tuyến đường hàng hải quốc tế có lợi ích cốt lõi với họ đặc biệt là vùng biển Đông.
Tuyến đường hàng hải xuyên qua biển Đông được coi là một trong số những tuyến hàng hải tấp nập và quan trọng bậc nhất thế giới.
Bất cứ nguy cơ nào bùng phát tại vùng biển này cũng có ảnh hưởng tới tuyến hàng hải của thế giới nói chung và của Pháp nói riêng.
Chính vì vậy việc đảm bảo tự do thông thương trong vùng biển này được coi là một trong số những quan tâm hàng đầu của Pháp.
Ngay sau khi Trung Quốc có động thái quân sự hóa biển Đông, Mỹ, Anh, và Pháp đã đồng loạt lên tiếng phản đối, đồng thời cho biết sẽ cử chiến hạm để tuần tra vùng biển này.
Anh, Pháp - đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - đã nhắc lại kế hoạch mới nhất của Mỹ về tăng cường các hoạt động tự do hàng hải nhằm đối phó với động thái quân sự hóa khu vực của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết: Một nhóm đặc nhiệm hàng hải của Pháp, cùng các máy bay trực thăng cũng như tàu của Anh sẽ ghé thăm Singapore vào tuần tới và di chuyển đến "một số khu vực nhất định" trên biển Đông.
Bà Parly nói, các tàu chiến sẽ đi vào khu vực lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trái phép và chuẩn bị tinh thần cho khả năng chạm trán với quân đội Trung Quốc ở đây.
"Có thể sẽ có một giọng nói thông qua thiết bị liên lạc yêu cầu chúng tôi di chuyển khỏi nơi được cho là khu vực lãnh hải", bà Parly đưa ra giả định.
"Nhưng chỉ huy của chúng tôi sẽ bình tĩnh đáp lại rằng tàu sẽ tiếp tục tiến về phía trước bởi theo luật pháp quốc tế, đây là vùng biển quốc tế". Bộ trưởng Quốc phòng Pháp kết luận.
Theo bà Parly, thông qua việc tiến hành các hoạt động như vậy "cùng đồng minh và bằng hữu một cách thường xuyên", nước Pháp đóng góp vào một trật tự dựa trên cơ sở luật pháp.
"Tôi tin rằng chúng ta nên đẩy mạnh nỗ lực này thêm nữa", bà Parly bổ sung thêm rằng châu Âu sẽ điều động một nguồn lực lớn hơn để ủng hộ nỗ lực này và sẽ có thêm sự tham gia của các nhà quan sát Đức.
Giới quan sát cho rằng có thể chính tàu chiến của hải quân Pháp đang thăm Việt Nam có thể trở thành chiến hạm tuần tra trong vùng biển Đông.
Hiện chiến hạm Surcouf lớp La Fayette của Hải quân Pháp đã cập cảng Sài Gòn hôm 1-6 để bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
La Fayette (hay còn gọi là FL-3000) là lớp khinh hạm tàng hình đa năng cực kỳ hiện đại, được Tập đoàn DCNS thiết kế cho Hải quân Pháp.
Thiết kế của La Fayette rất tiên tiến với kết cấu module cho khả năng tùy biến cao, phần thượng tầng "trơn tru", thân tàu bằng vật liệu composite đặc tính nhẹ, hấp thụ sóng radar rất tốt trong khi vẫn đảm bảo độ vững chắc.
Khinh hạm lớp La Fayette có lượng giãn nước 3.200 tấn; chiều dài 125 m; chiều rộng 15,4 m; mớn nước 4,1 m; vận tốc tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 9.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h; thủy thủ đoàn chỉ khoảng 80 người.
Tàu được trang bị radar mảng pha đa năng Herakles có tầm trinh sát 250 km, có khả năng phát hiện mục tiêu trong bất kể điều kiện thời tiết, thậm chí là trong môi trường bị tác chiến điện tử. Radar Herakles cung cấp chức năng giám sát đối không, đối hải, đối đất, cũng như dẫn đường cho các hệ thống vũ khí chính xác tích hợp trên tàu.
Ngoài ra chiếc La Fayette còn được trang bị radar hàng hải Terma Electronic Scanter 2001, sonar EDO Model 980 và hệ thống đối kháng điện tử RAFAEL C-PEARL-M.
Vũ khí trang bị của lớp khinh hạm này gồm pháo hạm 100 mm, tên lửa chống hạm Exocet Block 3 tầm bắn 180 km. Đây là loại tên lửa diệt hạm nằm trong tốp đầu của những sát thủ diệt tàu chiến.
Để phòng vệ, chiến hạm được trang bị tên lửa Aster-15/30 tầm bắn 30/120 km, pháo tự động bắn nhanh 30 mm F2 và ngư lôi chống ngầm MU90. Đây được coi là một trong những chiến hạm tốt nhất hiện nay trên thế giới.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...