Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự.
Quan điểm kiên quyết nói trên được bà Lê Thị Thu Hằng đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại Việt Nam, chiều 31/5.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: “Trong các ngày 9-12/5, Trung Quốc liên tục diễn tập bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, việc diễn tập bắn đạn thật của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vi phạm tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở khu vực.” - bà Hằng nêu quan điểm kiên quyết.
Mới đây, Trung Quốc đã ngang nhiên bố trí tên lửa ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động trái phép này và đề nghị Trung Quốc rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước hành động trái phép của Trung Quốc, các nước trên thế giới và dư luận quốc tế đã lên tiếng. Trong đó, Mỹ khẳng định nắm rất rõ hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và trực tiếp bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về vấn đề này. Nhà Trắng khẳng định hành động của Bắc Kinh sẽ kéo theo hậu quả trước mắt và lâu dài.
Australia cho rằng, hành động của Trung Quốc trái với tuyên bố sẽ không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Trung Quốc phải có trách nhiệm của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đảm bảo hòa bình và an ninh trên toàn thế giới. Bất cứ hành động đơn phương nào của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông là đi ngược lại với trách nhiệm đó.
Bình luận về việc Bắc Kinh có thể đã triển khai tên lửa ở Trường Sa, ông Gregory Poling - chuyên gia tại Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) - nói: Trung Quốc đang vượt qua một giới hạn quan trọng. Việc triển khai các hệ thống tên lửa này là một mối đe dọa quá rõ ràng và cho thấy một bước đi nữa của Trung Quốc nhằm kiểm soát hoàn toàn vùng biển và vùng trời ở Biển Đông.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...