Thời đại sao chép của Bắc Kinh đã kết thúc khi Su-35 Trung Quốc bay về Nga

Thứ 6, 18/05/2018 | 08:26:46
2,032 lượt xem

Trung Quốc đã từng sao chép nhiều vũ khí của Nga trong đó nổi bật nhất là các chiến đấu cơ của nước này, từ Su-27, Su-30 cho đến Su-33 đều bị sao chép một cách trái phép. Tuy vậy Su-35 đã đóng lại thời hoàng kim sao chép chiến đấu cơ của Nga.

 

Hôm 11-5, chiếc tiêm kích Su-35 của Trung Quốc mang số hiệu 61271 đã âm thầm bay trở về Nga. Việc một chiếc tiêm kích siêu hiện đại của Trung Quốc đột ngột trở lại Nga làm dấy lên thông tin nghi ngờ có thể chiếc máy bay này phải trở về Nga sửa chữa.

Theo thông tin được công bố trước đó cho thấy, chiếc tiêm kích Su-35 này được Nga bàn giao cho Trung Quốc hồi năm 2017 và nó được cho là đang trên đường tới Viện nghiên cứu bay mang tên M.M. Gromov ở Zhukovsky ngoại ô Thủ Đô Moscow, Nga.

Và trên đường trở về Nga, chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4++ này có chặng dừng chân ở Novosibirsk để tiếp liệu và nghỉ ngơi. Sau đó, chiếc Su-35 này tiếp tục thực hiện một chuyến bay dài từ sân bay Tolmachevo tới Zhukovsky, Moscow hôm 14-5.

Hiện Trung Quốc đang có 14 chiến đấu cơ Su-35 trong tổng số 24 chiếc đã được đặt hàng từ phía Nga.

Với Trung Quốc, công nghệ chế tạo radar và đặc biệt là động cơ đang là điểm yếu nhất của ngành công nghệ nước này.

Các chiến đấu cơ của Trung Quốc vẫn đang phải dùng động cơ của Nga do động cơ nội địa của nước này vẫn không đạt hiệu suất cao như mong đợi.

Chính vì vậy, việc mua được Su-35 của Nga được coi là một thắng lợi.

Tuy nhiên Nga đã có kinh nghiệm xương máu với Trung Quốc trong giao dịch mua bán chiến đấu cơ.

70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc.

Kết luận này được đưa ra dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển chủ yếu dựa vào sự bảo trợ của Liên Xô.

Sau thời gian căng thẳng do xung đột biên giới, đến những năm 1990, khi Nga - Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới.

Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.

Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ khiến Nga phải nhận trái đắng.

Trung Quốc đã ký kết hợp đồng đầu tiên mua 26 chiếc Su-27SK vào năm 1991 và trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích này.

Lô hàng thứ 2 bao gồm 22 chiếc được ký kết vào năm 1993, lô hàng thứ 3 bao gồm 28 chiếc được ký kết vào năm 1996. Tổng cộng Trung Quốc có 76 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga.

Sau khi đã đặt hàng số lượng khá lớn tiêm kích Su-27SK, năm 1995 Trung Quốc bắt đầu gạ gẫm Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất Su-27SK tại nước này.

Nhằm thuyết phục Nga, Bắc Kinh đã đặt lên bàn đàm phán số lượng chuyển giao công nghệ tới 200 chiếc, với tổng giá trị lên đến 2,5 tỷ USD, một số tiền cực lớn tại thời điểm đó.

Hợp đồng nhanh chóng được ký kết, phía Nga cũng cam kết sẽ giúp tăng dần tỷ lệ nội địa hóa. Tiêm kích Su-27SK sản xuất tại Trung Quốc được chỉ định là J-11 do công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đảm nhận.

Chiếc tiêm kích J-11 đầu tiên sản xuất tại Trung Quốc được xuất xưởng vào tháng 12-1998.

Các thành phần chính của tiêm kích như động cơ, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển hỏa lực, radar được sản xuất tại Nga và chuyển đến Trung Quốc lắp ráp cùng một số bộ phận còn lại do nước này sản xuất.

Đến năm 2004, khi số lượng sản xuất được khoảng 100 chiếc thì Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố ngưng hợp đồng và yêu cầu phía Nga ngừng chuyển giao linh kiện.

Lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ, hệ thống điện tử cho phía họ. Thêm nữa là hệ thống điều khiển hỏa lực do Nga sản xuất không phù hợp với loại tên lửa mà Trung Quốc chế tạo nên Bắc Kinh bắt buộc phải nhập khẩu tên lửa từ Nga để trang bị cho J-11

Giới chuyên gia cho rằng, sở dĩ Trung Quốc đơn phương hủy bỏ hợp đồng vì đã sao chép được loại tiêm kích này trong nước với giá thành rẻ hơn nhiều, ngoài ra Bắc Kinh dần tiến tới xuất khẩu loại máy bay này để trực tiếp cạnh tranh với dòng Su27/30 của Nga. Vũ khí Trung Quốc thường được quảng bá với tính năng đỉnh cao trong khi giá chỉ bằng một nửa thậm chí 1/3 tiêm kích mà chính nó sao chép.

Trung Quốc cũng đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16.

Đến tháng 6-2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.

Ngay cả tiêm kích hạm J-15 cũng là sản phẩm sao chép từ nguyên mẫu Su-33 của Nga.

Chính vì vậy giới quan sát cho rằng việc nhắm mua Su-35 là nhằm đến việc sao chép radar IRBIS-E (PESA).

Và đặc biệt là động cơ điều khiển lực đẩy 3D AL-41F1S.

Hình ảnh buồng lái cực hiện đại của Su-35 với các màn hình tinh thể lỏng để theo dõi thông số mục tiêu được cung cấp từ radar.

Rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ, Nga đã dùng nhiều biện pháp hữu hiệu để bảo vệ công nghệ của mình khi bán Su-35 cho Trung Quốc.

Trang Sina của Trung Quốc từng thừa nhận loại tiêm kích tối tân này của Nga được trang bị công nghệ chống sao chép đặc biệt, có thể gây rất nhiều khó khăn cho các chuyên gia Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu.

Theo đó, các động cơ Saturn AL-41F1S gắn trên Su-35 đều được phủ một lớp vật liệu chặn tia X-quang và các phương pháp soi chiếu khác.

Su-35 được trang bị 2 động cơ Lyulka AL-35F điều chỉnh hướng phụt 3D, có lực đẩy thường 74.5 kN và khi đốt nhiên liệu phụ trội lực đẩy tăng lên 142 kN mỗi chiếc giúp chiếc máy bay này có tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay lên tới 3.900km.

Về kích thước Su-35S dài 21,9m, cao 5,9m, sải cánh 15,3m, trọng lượng rỗng 17,5 tấn, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Su-35S có 12 điểm treo với tổng trọng lượng vũ khí đem theo lên tới 8 tấn.

Ngoài Nga, Trung Quốc, Indonesia cùng một số quốc gia khác đã đặt mua loại chiến đấu cơ tối tân này.

Tính năng chiến đấu cao, màn thực chiến ấn tượng, thậm chí Su-35 hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí tiêm kích trụ cột của Nga trong trường hợp Su-57 đổ bể.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...