Theo công bố của Nga, siêu tên lửa diệt hạm Kh-32 có tầm bắn 1.000km, tốc độ mach 5, có thể mang đầu đạn hạt nhân và không thể đánh chặn. Tuy nhiên việc Nga gọi tái ngũ tên lửa diệt tàu sân bay Kh-22 đã loại biên gần 20 năm khiến người ta đặt ra dấu hỏi về tên lửa Kh-32.
Bộ Quốc phòng Nga vừa bất ngờ tuyên bố sẽ tái trang bị loại tên lửa diệt hạm chuyên trị tàu sân bay Kh-22 vốn là vũ khí chủ lực máy bay ném bom Tu-22.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như loại tên lửa được gọi tái ngũ sau khi đã bị loại biên gần 20 năm
Mặt khác Nga lại mới vừa công bố việc họ phát triển thành công siêu tên lửa diệt tàu sân bay Kh-32 và sẽ thay thế hoàn toàn tên lửa cũ.
Theo công bố của Nga, Kh-32 là siêu tên lửa được phát triển từ người tiền nhiệm là Kh-22.
Có nhiều điểm tương đồng về hình dáng giữa Kh-22 và Kh-32 nhưng Nga cho biết các thành phần bên trong tên lửa đã được thiết kế mới lại hoàn toàn.
Theo đó thì tên lửa Kh-32 có tầm bắn 1.000km, tốc độ mach 5, có thể mang đầu đạn hạt nhân và không thể đánh chặn.
So với biến thể trước đây, tên lửa Kh-32 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar.
Vì vậy tính chính xác của loại tên lửa này đã ở vào thời kỳ đỉnh cao, không còn chỉ phụ thuộc vào mỗi một kênh dữ liệu GPS/GLONASS.
Kh-32 được Liên Xô sau đó là Nga bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000, ngay sau khi toàn bộ tên lửa Kh-22 nghỉ hưu.
Cho tới mùa hè năm 2013, hình ảnh đầu tiên về Kh-32 trên một chiếc Tu-22M3 mới chính thức xuất hiện trong một đợt thử nghiệm tại sân bay của Viện nghiên cứu hàng không Gromov tại thị trấn Zhukovsky.
Tên lửa có trọng lượng lên tới 6 tấn, mỗi chiếc Tu-22 chỉ có khả năng mang theo 3 quả tên lửa loại này.
Loại tên lửa này được trang bị đầu đạn nặng khoảng 900kg.
Với đầu đạn này tên lửa đủ sức vô hiệu hóa tàu chiến lên tới 10.000 tấn.
Không những vậy Kh-32 còn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ từ 100kt tới 1000kt.
Với loại đầu đạn này thì ngay cả tàu sân bay cũng không có cơ hội sống sót nếu bị tấn công.
Trong hoàn cảnh ngân sách quốc phòng eo hẹp thì việc nâng cấp này hoàn toàn đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc chế tạo hoàn toàn tên lửa mới vốn cực kỳ đắt đỏ.
Các dòng vũ khí thông thường luôn có giá thành rẻ hơn so với phương Tây Nhưng tên lửa hành trình của Nga lại là chuyện khác.
Chúng thường đắt gấp 2 gấp 3 thậm chí gấp 4 lần như tên lửa hành trình Kalibr so với Tomahawk của Mỹ.
Vì vậy ngoài việc sản xuất mới Kh-32 thì Nga sẽ tận dụng kho tên lửa Kh-22 được thừa hưởng từ Liên Xô để nâng cấp chúng.
Tuy nhiên một số ý kiến khác lại nghi ngờ về điều này.
Họ cho rằng việc nâng cấp các thành phần của tên lửa vốn đã nghỉ hưu gần 20 năm lên chuẩn mới là quá tốn kém tương tự như Kh-32 là quá tốn kém.
Phải chăng siêu tên lửa Kh-32 của Nga phát triển không được như kỳ vọng khiến nước này phải gọi tái biên chế tên lửa Kh-22.
Mặt khác họ còn nghi ngờ rằng thực ra việc nâng cấp Kh-22 chẳng qua là thay mới lại một số thiết bị vốn đã không còn khả năng hoạt động sau khi bị Nga loại biên gần 20 năm.
Hãng tin Izvestia dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng thông báo rằng, họ bắt đầu thực hiện kế hoạch nâng cấp 32 tên lửa hàng không Kh-22.
Công việc này sẽ kéo dài trong 3 năm với tổng chi phí tiêu tốn khoảng 300 triệu rúp.
Việc vừa tuyên bố chế tạo thành công và chính thức đi vào biên chế Kh-32, vừa tái biên chế Kh-22 sau 20 năm bỏ xó vẫn mãi là dấu hỏi cho giới quan về năng lực thực sự của tên lửa Kh-32.
Gần đây một số vũ khí chế tạo mới của Nga đã không được như kỳ vọng như trực thăng tấn công Mi-28.
Thậm chí ngay cả tên lửa Kh-47 mới của Nga cũng bị giới quan sát cho rằng có lẽ "Nga đã nói hơi quá" về tính năng của loại vũ khí này.
Vì vậy không loại trừ trường hợp Nga phải đưa Kh-22 trở lại hoạt động sau khi Kh-32 không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Việc Kh-22 trở lại hoạt động một mặt vẫn giúp Nga nâng cao sức mạnh của lực lượng không quân hải quân với nòng cốt là máy bay ném bom chiến lược Tu-22.
Mặt khác cũng sẽ giúp Nga có thêm thời gian quý báu để hoàn thiện sát thủ Kh-32 của mình.
Trong tình hình đầy biến động của thế giới hiện tại, việc đưa trở lại một loại tên lửa vốn được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay" là một hướng đi đúng đắn cho phía Nga.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...