Chuyên gia quốc tế nhận định, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tái khẳng định cam kết với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc mở rộng quan hệ đối tác giữa hai nước.
Nhà Trắng ngày 16/10 thông báo Tổng thống Donald Trump sẽ tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines từ ngày 3-12/11/2017. Ông Trump sẽ thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11 sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Đây là lần đầu tiên ông Trump công du châu Á kể từ khi nhậm chức. Chia sẻ với chúng tôi, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, nhận định, ông Trump sẽ tìm cách trấn an đồng minh và đối tác của Mỹ trước mối đe dọa hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố trong chuyến thăm sắp tới.
“Thăm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, ông Trump sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không phổ biến vũ khí hạt nhân - ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Trump muốn gửi thông điệp tới khu vực rằng Mỹ ủng hộ các cơ chế đa phương trong khu vực như APEC, ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)”, Giáo sư Thayer cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Trong khi đó, Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên về Đông Nam Á của tạp chí Diplomat, cho rằng, chuyên thăm châu Á lần này là cơ hội để ông Trump giảm mối lo ngại của dư luận về cam kết của Mỹ đối với khu vực; cũng như cho thấy cách tiếp cận của chính quyền Mỹ đối với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng trong các khía cạnh đa phương như chính sách kinh tế, liên minh và hợp tác, dân chủ.
Việc chính quyền Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là đòn giáng mạnh với Washington về mặt kinh tế và chiến lược. Động thái tạo thuận lợi cho Trung Quốc nhưng lại khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Để lấp đầy khoảng trống này, theo chuyên gia Parameswaran, chính quyền tổng Tổng thống Trump có thể bắt đầu bằng cách tạo ra các thỏa thuận thương mại song phương tiêu chuẩn cao với những nước tham gia TPP như Nhật Bản. Không chỉ vậy, Mỹ cần thực hiện nhiều thỏa thuận rộng lớn hơn cũng như chứng tỏ rõ tầm nhìn của Mỹ ở khu vực.
Ông Trump sẽ dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Việt Nam. Theo chuyên gia Parameswaran, sự hiện diện của Tổng thống Trump tại APEC có thể mở ra cơ hội cho chính quyền Mỹ hướng tới những vấn đề thương mại và đầu tư mà các quốc gia và công ty trong khu vực quan tâm. Việt Nam, một thành viên của TPP, là nơi thích hợp để Washington làm điều đó. Cũng giống như lần Hà Nội tổ chức APEC 2006. Tổng thống George Bush khi đó thúc đẩy tầm nhìn dài hạn cho việc thiết lập một khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) nhằm khuyến thích mở cửa và thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại.
Giáo sư Thayer cho rằng, trong bài phát biểu của Tổng thống Trump tại APEC, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ nhấn mạnh vấn đề cải cách kinh tế trong mỗi nước thành viên và chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại điện tử, thương mại kỹ thuật số và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sáng kiến FTAAP.
“Ông Trump sẽ lập luận rằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn này là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ nước nào muốn ký Hiệp định Thương mại Tự do với Mỹ”, Giáo sư Thayer phân tích.
Điểm chung lợi ích chiến lược Mỹ - Việt Nam ngày càng tăng
Tổng thống Donald Trump tiếp đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Theo chuyên gia Parameswaran, chuyến thăm Hà Nội và Manila (dự EAS) lần này là cơ hội để ông Trump thúc đẩy mối quan hệ với đồng minh và đối tác chủ chốt ở Đông Nam Á. Hai quốc gia này có vai trò quan trọng trong chính sách can dự an ninh của Mỹ vào khu vực.
Trong khi đó, nhận định về chuyến thăm chính thức Hà Nội của Tổng thống Trump, Giáo sư Thayer cho rằng sự kiện nhằm khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện song phương và điểm chung trong lợi ích chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng tăng. “Ông Trump sẽ khẳng định lại cam kết với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc mở rộng quan hệ đối tác giữa hai nước”, chuyên gia quốc tế bình luận.
Cũng theo ông Thayer, trong chuyến thăm chính thức Hà Nội, ông Trump sẽ ưu tiên tìm kiếm sự tái khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Liên Hợp Quốc và chính sách của Mỹ về không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cam kết trước những nỗ lực quốc tế nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố. Ngoài ra, cả hai bên cũng sẽ nhất trí về những vấn đề chung.
Tổng thống Trump cũng sẽ đề cập nhiều tới vấn đề kinh tế. “Ông Trump sẽ muốn nhắn các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng họ cần tiếp cận nhiều hơn các công ty Mỹ, đồng thời tỏ sự hoan nghênh Việt Nam trong việc mua các máy bay Mỹ và sẵn sàng đàm phán lại các vấn đề kinh tế song phương”, ông Thayer cho hay.
Tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhà Trắng, trở thành lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Washington. Theo ông Thayer, cũng như chuyến thăm Mỹ trước đó của Thủ tướng Việt Nam, với chuyến thăm Hà Nội lần này, vấn đề Biển Đông cũng sẽ được đề cập trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo. “Hai nhà lãnh đạo sẽ kêu gọi các bên nhanh chóng hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông”, Giáo sư Thayer cho hay.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...