Sau lệnh cấm xuất khẩu than, chì và hải sản, Triều Tiên tiếp tục bị đánh vào kinh tế khi bị Liên Hợp Quốc cấm xuất khẩu hàng dệt may và dầu.
Chỉ một tháng sau khi cấm xuất khẩu than, chì và hải sản để trừng phạt Triều Tiên sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), Liên Hợp Quốc tiếp tục ủng hộ lệnh trừng phạt mới do Mỹ soạn thảo và tỷ lệ bầu lên tới 15-0. Cả Trung Quốc và Nga cũng ủng hộ lệnh trừng phạt này.
Vào hôm thứ Hai (11/9) Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, cấm xuất khẩu hàng dệt may và hạn chế sản phẩm từ dầu, để trừng phạt Bình Nhưỡng đã thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu và cũng là lần thử lớn nhất.
Các quốc gia thành viên đã có màn đàm phán gay gắt vì ban đầu Mỹ yêu cầu cấm toàn bộ việc bán dầu và đóng băng các tài sản ở nước ngoài của Kim Jong-un, tuy nhiên sau đó nghị quyết đã phải điều chỉnh để giành sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc.
Lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu hàng dệt may, giảm các mặt hàng gas tự nhiên tới Triều Tiên, áp đặt mức trần phân phối đối với sản phẩm dầu tinh và hạn chế sản phẩm dầu thô ở mức hiện tại.
Lệnh cũng ngăn Triều Tiên cho phép công dân của mình làm việc ở ngoại quốc. Các quốc gia thành viên cũng được yêu cầu báo cáo thời hạn kết thúc hợp đồng làm việc với công dân Triều Tiên.
Theo một nguồn tin thân cận, có khoảng 93.000 người Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, đây chính là nguồn ngoại tệ để nuôi các chương trình tên lửa và hạt nhân của ông Kim.
Các quốc gia được phép kiểm tra các tàu nghi ngờ chuyên chở hàng cấm từ Triều Tiên nhưng trước hết sẽ phải được nước này chấp thuận.
Một bản nháp ban đầu cho phép dùng vũ lực đối với các tàu này, nhưng sau đó điểm này đã bị bỏ trong cuộc đàm phán hồi cuối tuần trước.
Mỹ và đồng minh cho rằng các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn sẽ gây áp lực lên chính quyền của ông Kim để ông ngồi vào bàn đàm phán kết thúc các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
Từ sau cuộc thử nghiệm thiết bị hạt nhân vào năm 2006, đây là lệnh trừng phạt thứ 8 được áp đặt đối với Triều Tiên.
Nghị quyết này hạn chế việc cung cấp các sản phẩm dầu tinh chế lên 500.000 thùng trong ba tháng kể từ ngày 1/10 và đến hai triệu thùng từ ngày 1/1 cho giai đoạn 12 tháng.
Theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), ước tính hàng năm xuất khẩu sang Triều Tiên gần 2.2 triệu thùng.
Triều Tiên nhập khẩu chủ yếu là xăng và dầu diesel từ Trung Quốc để sử dụng chủ yếu trong ngành nông nghiệp, vận tải và quân sự của đất nước.
Trung Quốc, đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chính của Triều Tiên, đã phản đối mạnh mẽ việc cấm vận dầu mỏ ban đầu do Hoa Kỳ đề xuất vì sợ rằng lệnh này sẽ làm nền kinh tế của Triều Tiên sụp đổ.
Theo số liệu của chính phủ Hoa Kỳ, khoảng bốn triệu thùng dầu thô mỗi năm sẽ tiếp tục chảy từ Trung Quốc thông qua một đường ống dẫn dầu.
Quan chức Mỹ nói rằng lệnh cấm xuất khẩu hàng dệt may sẽ khiến Triều Tiên mất khoảng 726 triệu USD doanh thu hàng năm.
Để giải quyết nỗi lo của Nga và Trung Quốc, lệnh trừng phạt ủng hộ đối thoại và nêu bật sự cần thiết phải "đảm bảo ổn định lâu dài ở khu vực Đông Á" và "giải quyết tình hình thông qua các biện pháp hòa bình, ngoại giao và chính trị".
Nga và Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán với Triều Tiên, nhưng đề xuất của họ về việc đóng băng các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng để đổi lấy việc ngừng các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc đã bị Hoa Kỳ bác bỏ.
Washington cho biết hành động quân sự vẫn là một lựa chọn để đối phó với Triều Tiên và đe doạ cắt giảm quan hệ kinh tế với các nước tiếp tục thương mại với nước này - khoảng 90% thương mại ngoài nước của Triều Tiên là với Trung Quốc.
Mỹ sẽ phải trả giá
Vào đầu ngày thứ Hai, Triều Tiên tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ sự trừng phạt nào đối với chương trình hạt nhân và tên lửa của họ, điều mà họ cho là rất cần thiết để ngăn chặn mối đe dọa xâm lăng của Mỹ.
Trong một tuyên bố của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, Bộ ngoại giao cho biết nếu Hoa Kỳ không dẹp bỏ những quyết định bất hợp pháp và không tuân theo luật lệ nào trong những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ khiến Hoa Kỳ phải trả giá.
"Những lệnh trừng phạt tiếp theo mà CHDCND Triều Tiên phải chịu sẽ khiến Hoa Kỳ phải chìm trong đau khổ nhất từ trước tới nay."
Bình Nhưỡng đã thực hiện hàng loạt vụ thử tên lửa trong vài tháng qua, cho biết tên lửa đạn đạo của nước này có thể bắn xa tới tận đại lục Bắc Mỹ.
Vào ngày 3/9, Triều Tiên cho tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và là vụ thử lớn nhất. Triều Tiên cho biết đó là một quả bom nhiệt hạch đủ nhỏ để đưa vào trong tên lửa.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...