Chính phủ Trung Quốc vừa công bố quy định hạn chế hoạt động đầu tư ở nước ngoài vào trong các lĩnh vực như bất động sản, câu lạc bộ thể thao, giải trí và cấm đầu tư liên quan đến nội dung không lành mạnh và công nghệ quân sự "trái phép". Mặc dù trước đây Bắc Kinh khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, song vào cuối năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về những thương vụ mua bán/sáp nhập “không hợp lý”, trong bối cảnh có những quan ngại về nguy cơ các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của nước này đang đối mặt với núi nợ khổng lồ.
Các quy định trên được đưa ra vài ngày sau khi chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Southampton của nước Anh thông báo họ có quan hệ đối tác với doanh nhân Trung Quốc Gao Jisheng, người mà tin tức nói rằng ông ta và gia đình đã chi 200 triệu bảng (259,5 triệu USD) để sở hữu đa số cổ phần của câu lạc bộ này.
Chính phủ Trung Quốc cho biết các khoản đầu tư ở nước ngoài không phù hợp với những nỗ lực của Bắc Kinh trong mục tiêu phát triển trong hòa bình, hợp tác cùng có lợi và các quy định về kinh tế vĩ mô đều sẽ bị hạn chế.
Theo đó, động thái này được đưa ra nhằm “phòng ngừa rủi ro” và các công ty Trung Quốc sẽ không được phép đầu tư ở các khu vực có xung đột và những nơi không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quy định mới cũng cấm các hoạt động đầu tư có thể phương hại đến lợi ích và an ninh quốc gia.
Những thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc thu hút sự quan tâm của dư luận trong những năm gần đây phải kể đến việc doanh nghiệp đầu tư Fosun International tiếp quản Club Med (tập đoàn sở hữu chuỗi resort nghỉ dưỡng cao cấp nổi tiếng của Pháp), doanh nghiệp hàng không và vận tải biển HNA trở thành cổ đông lớn của Deutsche Bank (với 10% cổ phần) và sở hữu 25% cổ phần của chuỗi khách sạn Hilton.
Bên cạnh đó, “người khổng lồ” trong ngành bảo hiểm Anbang mua khách sạn Waldorf Astoria lịch sử ở New York, và tập đoàn giải trí bất động sản Dalian Wanda thâu tóm hãng phim Legendary Entertainment ở Hollywood cùng với 20% cổ phần của CLB bóng đá Atletico Madrid cũng là những thương vụ đáng chú ý.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đang lo ngại về sự ảnh hưởng các tập đoàn và doanh nghiệp trên, về hệ thống công ty con phức tạp cùng các khoản nợ của những doanh nghiệp này, và rủi ro của chúng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trước những áp lực của chính quyền, Wanda hồi tháng 7 thông báo bán 77 khách sạn và 13 dự án du lịch cho các công ty bất động sản Sunac và R&F Properties của Trung Quốc, với giá 9,3 tỷ USD tổng cộng. Theo hãng tin Bloomberg, giới chức Bắc Kinh cũng yêu cầu Anbang bán toàn bộ tài sản ở nước ngoài.
Những công ty duy nhất được phép đầu tư ở nước ngoài là các doanh nghiệp "hỗ trợ nền kinh tế thực" hoặc hoạt động liên quan đến công nghệ mới. Động thái siết chặt đầu tư nước ngoài đã dẫn tới việc đầu tư vào lĩnh vực phi tài chính của Trung Quốc ở nước ngoài giảm 46% trong nửa đầu năm 2017.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...