Venezuela chìm sâu trong khủng hoảng

Thứ 7, 05/08/2017 | 10:11:43
303 lượt xem

Từng là một trong những quốc gia có ảnh hưởng kinh tế và chính trị lớn nhất tại Nam Mỹ, Venezuela giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình.

Chiến thắng của Tổng thống Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử nhiều tranh cãi ngày 30/7 vừa qua khó có thể vực dậy một Venezuela đang hỗn loạn về mọi mặt.


Các kệ hàng trống rỗng trong siêu thị tại Venezuela không còn là cảnh tượng hiếm gặp. (Nguồn: AJ+)

Nhà lãnh đạo Venezuela từng kỳ vọng việc xây dựng Quốc hội lập hiến mới và soạn thảo lại Hiến pháp có thể giúp khôi phục ổn định chính trị tại Caracas, sau nhiều tháng biểu tình liên tiếp của phe chống đối. Tuy nhiên, những nỗ lực đơn phương từ chính quyền của ông Maduro sẽ không thể thành hiện thực mà không có sự tham dự từ phe đối lập, vốn tiếp tục từ chối hợp tác với Chính phủ và tẩy chay kết quả cuộc bầu cử vừa qua. Trong khi đó, bạo loạn tiếp diễn tại Venezuela, có ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa lực lượng quân đội Chính phủ và những người biểu tình.

Bên cạnh đó, nền kinh tế bên bờ vực sụp đổ cũng góp phần không nhỏ gây nên tình trạng hỗn loạn tại Venezuela. Với việc GDP hiện nay chỉ bằng một nửa của năm 2014, suy thoái ở quốc gia này đã vượt qua sự tưởng tượng của bất kỳ nhà kinh tế nào. Tuy nhiên, theo Trung tâm Harvard về Phát triển Quốc tế tại Mỹ, đây mới chỉ là “phần nổi” của cơn khủng hoảng đang bao trùm Venezuela trong thời gian qua.

Đầu tiên, sản lượng dầu của quốc gia Nam Mỹ giảm tới 17%, từ năm 2013 – 2017. Xuất khẩu dầu mỏ tính trên đầu người đã giảm tới 2.200 USD chỉ trong bốn năm. Nói cách khác, trong khi GDP của Venezuela sụt giảm tới 40%, nguồn thu nhập quốc gia đã sụt giảm tới 51%. Việc phải chịu đựng những lệnh cấm vận của Mỹ và sự cô lập từ các quốc gia láng giềng làm chính quyền của Tổng thống Maduro khó càng thêm khó.

Bên cạnh đó, Venezuela đã trở thành một trong những nước có tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP cao nhất thế giới. Để bắt kịp tình trạng lạm phát lên tới 720%, Tổng thống Maduro đã tăng lương tối thiểu lên ba lần trong năm 2017, nhưng điều này càng khiến đồng Bolivar của Venezuela trượt giá tới 1.000%. Chuyên gia kinh tế khu vực Mỹ Latin tại Goldman Sachs Alberto Ramos nhận định: “Nền kinh tế Venezuela đang thực sự hỗn loạn và khó có thể phục hồi”.

Nghiêm trọng hơn, chỉ trong vòng 5 năm từ 2012 – 2017, mức sinh hoạt của người dân Venezuela đã giảm tới 88%, từ 295 USD/tháng xuống chỉ còn 36 USD/tháng. Có tới 82% dân số quốc gia này ở trong tình trạng nghèo đói và thiếu thốn lương thực, thực phẩm. Trong khi đó, cơ sở vật chất nghèo nàn, khan hiếm thuốc men và chế độ chăm sóc y tế không đảm bảo đã cướp đi sinh mạng của 756 sản phụ và gần 11.500 trẻ sơ sinh so với năm 2016.

Hy vọng duy nhất của người dân Venezuela giờ đây nằm ở Quốc hội lập hiến và bản Hiến pháp mới đang trong quá trình soạn thảo, ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố ngày 30/7. Tuy nhiên, quá trình tái thiết và đưa Venezuela ra khỏi khủng hoảng sẽ đòi hỏi chính quyền của Tổng thống Maduro gạt bỏ những tranh đấu với phe đối lập và cùng nhau tìm giải pháp, nhằm khôi phục ánh hào quang một thời của quốc gia này.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...