Luật hình sự gây tranh cãi của Nhật Bản có hiệu lực

Thứ 3, 11/07/2017 | 14:37:04
577 lượt xem

Từ ngày 11/7, đạo luật hình sự mới của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực, với nhiều quyền hạn gia tăng cho cảnh sát.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Nhật Bản khẳng định đạo luật này sẽ hỗ trợ ngăn chặn khủng bố, trong khi dư luận nước này có nhiều ý kiến quan ngại rằng việc gia tăng quyền hạn cho lực lượng cảnh sát có thể dẫn tới hạn chế quyền tự do công dân. 
  
Đạo luật trên đã được Quốc hội lưỡng viện Nhật Bản thông qua hồi tháng trước. Theo đó, các đối tượng sẽ bị nghiêm trị ngay từ khi âm mưu thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện các hành động liên quan tới 277 tội danh được nêu trong đạo luật. 

Điều này dẫn tới một thay đổi lớn cho bộ luật hình sự của Nhật Bản, trước đó vốn chỉ áp dụng những hình phạt nói chung sau khi tội ác đã được thực hiện. Trong số 277 tội danh, có những tội danh liên quan trực tiếp đến khủng bố, như cố ý đốt phá, sử dụng ma túy, buôn người và lừa đảo. 
      
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng dự luật này là cần thiết để ngăn chặn các hoạt động khủng bố trước thềm Đại hội Thể thao thế giới Olympic 2020. 

Giới chức Nhật Bản cũng cho hay đây là điều kiện tiên quyết để nước này thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, vốn được Nhật Bản ký vào năm 2000. Hiện Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chưa thông qua công ước này. 
        
Tuy nhiên, nhiều học giả và giới luật sư phản đối dự luật trên, cho rằng văn kiện này có thể bị lạm dụng để giám sát công dân quá mức cho phép và trừng phạt các cá nhân cũng như tổ chức dân sự và công đoàn về những hành động vốn được Hiến pháp bảo vệ. Một số ý kiến cho rằng 277 tội danh được nêu không thực sự là khủng bố, ví dụ như tội danh trộm cắp lâm sản. 
          
Dự luật trên đã được sửa đổi sau 3 lần bị bác bỏ trong những năm qua do những tranh cãi về nội dung. Luật mới nhất này đã giảm số tội danh liên quan khủng bố và tội phạm có tổ chức xuống còn 277, so với hơn 600 tội danh quy định trong các dự thảo trước đó, đồng thời thu hẹp định nghĩa về khủng bố và các tổ chức tội phạm. 

Tuy nhiên, Hiệp hội Luật sư Nhật Bản cho rằng luật hiện tại vẫn khiến cảnh sát và các nhà điều tra mất quá nhiều thời gian để xác định những yếu tố cấu thành một tổ chức tội phạm.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...