Ngày 7/7, bốn quốc gia Arab dẫn đầu cuộc tẩy chay chống lại Qatar tuyên bố việc Doha từ chối thực hiện các yêu cầu của họ là bằng chứng cho thấy nước này có mối liên hệ với các nhóm khủng bố, đồng thời cho biết các nước Arab và vùng Vịnh sẽ đưa ra những biện pháp mới chống Qatar.
Sau cuộc họp khẩn ở thủ đô Cairo của Ai Cập, ngoại trưởng các nước Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng bản yêu sách ban đầu gồm 13 điểm của các nước này đã không còn hiệu lực, khẳng định họ sẽ tiến hành các bước về chính trị, kinh tế và pháp lý để chống lại Qatar.
Ngoại trưởng bốn nước Arab tại cuộc họp khẩn ở thủ đô Cairo ngày 5/7. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố chung cũng nêu rõ các biện pháp của bốn nước Arab và vùng Vịnh nêu trên chỉ nhắm vào chính quyền Qatar, chứ không phải người dân nước này. Ngoài ra, các quốc gia Arab nói trên cho rằng việc Qatar từ chối chấp nhận các điều kiện để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất tại vùng Vịnh trong nhiều năm qua là nguy cơ đe dọa an ninh khu vực. 4 nước trên cũng cho biết sẽ nhóm họp trở lại tại thủ đô Manama của Bahrain song không đưa ra thời gian cụ thể.
Ngày 5/6, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố. Phía Doha luôn phủ nhận cáo buộc này. Các nước trên sau đó đưa ra một "tối hậu thư", đồng thời đặt ra hạn chót cho Doha đáp ứng các yêu cầu này trong 10 ngày, kết thúc vào ngày 2/7. Với các nỗ lực hòa giải của Kuwait, các nước Arab và vùng Vịnh ngày 2/7 đã nhất trí gia hạn "thời hạn chót" thêm 48 giờ nữa để Doha thực hiện các yêu cầu.
Đến thời hạn trên, Qatar đã chuyển các phản hồi chính thức cho trung gian hòa giải Kuwait, song nội dung chi tiết vẫn chưa được tiết lộ. Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani khẳng định danh sách yêu cầu mà Saudi Arabia cùng các nước đồng minh gửi tới Qatar là "phi thực tế và không thể thực hiện được", đồng thời cho rằng yêu cầu đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera là động thái nhằm dập tắt "tự do ngôn luận". Ông khẳng định Doha sẽ theo đuổi một giải pháp ngoại giao dựa trên đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...