Tổng Giám đốc của Trung tâm tài chính Qatar Youssef Mohamed Al-Jaida ngày 19/6 cho biết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đang khiến các hợp đồng trị giá 2 tỷ được ký kết giữa các đối tác hai bên đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Trong một cuộc họp báo tại thủ đô Doha, ông Youssef Mohamed Al-Jaida cho biết, phần lớn số hợp đồng (có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD ) này đều liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Theo ông Al Jaida, các công ty Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Bahrain sẽ bị tác động nhiều hơn so với các đối tác Qatar trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh này.
Ông Al Jaida nói thêm rằng, tác động của cuộc khủng hoảng "không chỉ mang tính địa phương mà mang tầm khu vực", song tác động tới Qatar hạn chế hơn vì nước này có rất ít doanh nghiệp kinh doanh tại Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia , UAE và Bahrain - chủ yếu là vật liệu xây dựng và thực phẩm - chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Qatar.
Ông Jaida nhận định, Quỹ đầu tư của Qatar với khoảng 335 tỷ USD sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng vì Doha chủ yếu đầu tư ở bên ngoài khu vực vùng Vịnh. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể khiến Doha định hình xu hướng mới trong việc tìm kiếm các đối tác khác ngoài khu vực, nhất là ở châu Á hiện cung cấp 32% lượng hàng hóa nhập khẩu của Doha.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đang khiến nhiều hợp đồng tỷ USD giữa các bên đứng trước nguy cơ đổ vỡ. (Nguồn: Cafebiz)
Quốc gia giàu tài nguyên khí đốt này hiện đang triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn trị giá 200 tỷ USD tổng cộng, nhằm chuẩn bị cho Vòng chung kết Giải bóng đá thế giới (World Cup) 2022.
Hiện tại, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đang cung cấp thực phẩm cho Qatar kể từ khi Saudi Arabia và các nước đồng minh tuyên bố cắt đứt quan hệ với Doha do cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa cực đoan, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực và thân thiết với Iran.
Qatar đã bác bỏ cáo buộc này, cho rằng “đây là lời buộc tội không công bằng và thiếu căn cứ”. Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đang gây ra những tác động tiêu cực đối với thương mại, tài chính, đầu tư tại khu vực Trung Đông, trong bối cảnh đà tăng trưởng của nền kinh tế t hế giới còn mong manh do những chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia. Các nhà phân tích khu vực Trung Đông cho rằng các nước cần phải kiềm chế, tránh gia tăng căng thẳng, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, “tôn trọng tiếng nói của nhau” mới có thể giúp giải quyết được các vấn đề khu vực.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...