Theo Microsoft, lỗi lớn nằm ở chính phủ của các nước khi họ dùng các phần mềm đầy lỗ hổng để lưu trữ dữ liệu. Hacker có thể lợi dụng điều này để thâm nhập, tung mã độc và ra yêu sách dễ dàng.
Tấn công mạng toàn cầu: Lỗi do ai? Ảnh minh họa: The Economic Times
Theo BBC, tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới Microsoft cho rằng đợt tấn công mạng ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính phủ các nước. Thậm chí, nỗi lo sợ về những vụ tấn công bằng mã độc tống tiền vẫn thường trực khi mọi người bắt đầu tuần làm việc mới.
Các chuyên gia của nhiều công ty đã phải làm việc cật lực hồi cuối tuần qua để ngăn chặn sự lây lan của mã độc. Kẻ tung loại mã độc tống tiền này sẽ đòi một khoản tiền khoảng 300 USD để người dùng lấy lại quyền truy cập vào các dữ liệu bị khóa.
Sự lây lan của mã độc tống tiền WannaCry đã chậm lại nhưng việc này chỉ là tạm thời, các chuyên gia cho biết. Hơn 200.000 máy tính đã bị nhiễm mã độc.
Việc BBC phân tích 3 tài khoản liên đới tới các yêu cầu đòi tiền chuộc cho thấy, 38.000 USD đã được chi cho tin tặc trong buổi sáng 15/5. Tuy nhiên, con số chưa dừng ở đó bởi theo cảnh báo của mã độc, tiền chuộc sẽ tăng gấp đôi sau 3 ngày. Hacker đe dọa xóa các tệp dữ liệu trong vòng 1 tuần nếu người dùng không trả tiền.
Hậu quả của mã độc tấn công đã được hạn chế ở khu vực châu Á. Hàn Quốc cho biết nước này chỉ phát hiện 9 trường hợp bị mã độc tấn công. Giới chức Australia cũng cho biết mã độc chỉ ảnh hưởng được đến 3 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Nhật Bản, Nissan và Hitachi báo cáo một vài đơn vị của 2 tập đoàn này bị nhiễm mã độc. Trong khi, 'gã khổng lồ' năng lượng của Trung Quốc PetroChina cho biết ở một số trạm xăng, khách hàng không thể sử dụng hệ thống thanh toán.
Tác hại của vụ tấn công mạng như 'quân đội bị lấy cắp tên lửa'
Một tuyên bố từ chủ tịch tập đoàn Microsoft Brad Smith hôm 14/5 chỉ trích cách chính phủ lưu trữ thông tin bằng các hệ thống máy tính đầy những lỗ hổng bảo mật. "Chúng tôi đã phát hiện các lỗ hổng của CIA được trưng trên WikiLeaks và giờ những lỗ hổng từ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) lại khiến khách hàng trên khắp thế giới bị ảnh hưởng. Hậu quả của nó tương tự việc quân đội Mỹ bị mất những quả tên lửa vậy", Brad Smith cho biết.
Theo Microsoft nhiều tổ chức không cập nhật hệ thống máy tính thường xuyên, chính điều này càng làm cho khả năng lây lan mã độc tăng nhanh. Hồi tháng 3/2017, tập đoàn phần mềm của Mỹ đã phát hành một bản cập nhật an ninh cho Windows để ngăn chặn các mã độc tống tiền. Tuy nhiên, nhiều người dùng không mấy để tâm tới sản phẩm này. "Khi giới tội phạm mạng ngày càng phức tạp, chẳng có cách nào ngoài việc cập nhật hệ thống thường xuyên mới giúp khách hàng tự bảo vệ dữ liệu của họ", chủ tịch tập đoàn Microsoft chia sẻ.
Hiện nay, nhiều câu hỏi khó vẫn đặt ra với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mã độc tống tiền, NSA và Microsoft.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...