Vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp là một ngày gắn liền với vận mệnh của EU. Điều này vừa là điềm lành vừa là rủi ro với ứng cử viên Macron.
Đối với châu Âu, bước vào Vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp là 2 con người trái ngược hẳn nhau: Ứng cử viên Emmanuel Macron, người theo chủ nghĩa xã hội tự do, và Marine Le Pen – theo trường phái dân chủ bảo thủ.
Ai sẽ là tổng thống kế tiếp của Pháp: Một người ủng hộ xu hướng cải cách châu Âu hay là Quý Bà Frexit? [Frexit- nước Pháp rời EU- ND]. Evelyne Gebhardt, phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu, nói với DW (Làn sóng Đức) rằng đây sẽ là "quyết định thay đổi hành trình trong hai tuần tới". "Đoàn kết và công bằng hoặc chủ nghĩa dân tộc và sự phân chia".
Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ ảnh hưởng lớn tới vận mệnh EU (Ảnh DPA)
Việc Pháp sẽ đi theo hướng nào phụ thuộc vào kết quả vòng 2 cuộc bầu cử vào ngày 7/5 tới đây. Nếu Emmanuel Macron thắng cử, ông sẽ tiến hành hội nhập châu Âu. Còn nếu bà Marine Le Pen trở thành Tổng thống, nước Pháp có thể sẽ tự tách mình ra khỏi các nước láng giềng, siết chặt biên giới gấp đôi và từ bỏ đồng euro. Động thái này được coi như một “trận động đất chính trị”, có thể làm rung chuyển EU nhiều hơn Brexit.
Lạc quan thận trọng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và các đồng nghiệp của ông đã tổ chức ăn mừng vào tối Chủ nhật vừa qua (23/4- theo giờ địa phương). Ứng cử viên Macron giành được số phiếu cao nhất- trên 24% phiếu bầu, là một tiếng thở phào của các nhà lãnh đạo Châu Âu. "Các hiệu ứng domino sau Brexit và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã không thành hiện thực (cho đến nay), và kế hoạch của EU đã thắng", tờ Guardian của Anh bình luận. "Ít nhất là cho đến lúc này".
Bà Le Pen, một người chống EU mạnh mẽ vẫn đang trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống. Bà đã đạt số phiếu cao thứ nhì- 21,4% phiếu trong vòng đầu tiên. Điều đó nghĩa là 7,6 triệu cử tri Pháp đã chọn Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia Pháp.
"Cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc", ông Pierre Moscovici, ủy viên Ủy ban Tài chính châu Âu nói, mặc dù ông vẫn nghi ngờ cơ hội chiến thắng của bà Le Pen. "Tuy nhiên, tôi e là bà ấy sẽ nhận được 40%". Nếu lời tiên đoán của ông trở thành sự thật, ông Macron nếu thắng cử sẽ điều hành một quốc gia, trong đó có một lực lượng thiểu số khá lớn từ chối ủng hộ EU.
Ai sẽ là tổng thống kế tiếp của Pháp? (Ảnh: DPA)
Tầm nhìn khác nhau
Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu ở Brussels, tỏ ý hoài nghi rằng đảng của ông Macron, En Marche ! (Tiến bước), có thể giành được đa số trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6.
"Điều quan trọng đối với Brussels là các nhà lãnh đạo ở cấp quốc gia phải có một chỉ đạo dứt khoát", ông nói với DW. "Đây không phải chỉ là trường hợp ở đây".
Những quan tâm về chính sách tài chính của ông Macron cũng trái ngược với các quốc gia thành viên khác của EU, đặc biệt là Đức. Ông Daniel Gros nói: "Tôi không nghĩ ông ấy có thể đạt được nhiều thành công ở cấp độ châu Âu".
Trong chiến dịch tranh cử của mình, một trong những đề xuất của ông Macron là kêu gọi một ngân sách chung cho Eurozone. Điều này sẽ khó được các nhà lãnh đạo tài chính thận trọng ở Berlin chấp nhận. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble đã thể hiện rõ tư tưởng này trong nhiều năm qua.
Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Gebhardt, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội, cho rằng chính sách tài chính của ông Macron là quá tự do.
"Có những quan điểm mà tôi chắc chắn không thể chia sẻ", bà nói, nhưng bà cũng đồng ý với ông Macron rằng "chúng ta phải xem xét lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Ở các quốc gia Nam Âu, các biện pháp này đã khiến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế nền kinh tế phát triển", dẫn đến sự nổi lên của các đảng phái cực đoan.
Chính sách khôn ngoan của EU
"Tất nhiên, EU cần có ý thức về tài chính", Gros nói, nhưng tin rằng an ninh là vấn đề lớn nhất thúc đẩy chủ nghĩa dân túy. "EU phải tập trung vào an ninh cả từ bên trong và bên ngoài, đó là những điểm yếu lớn nhất", ông nói thêm.
Ông Gros nói rằng vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp là một ngày gắn liền với vận mệnh của EU, điều này vừa là điều lành nhưng cũng là một rủi ro đối với ứng cử viên Macron, người đã gắn số phận của mình vào EU. Cuộc bầu cử sẽ là một tuyên bố dứt khoát về cam kết của Pháp đối với khối EU./.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...