Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo của hai cường quốc thế giới hiện nay đã có những tiến triển đáng kể trong một số vấn đề.
Theo Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học British Columbia và là thành viên cấp cao của Quỹ châu Á - Thái Bình Dương Canada Yves Tiberghien, cuộc gặp tuần qua giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago được xem là hội nghị thượng đỉnh song phương quan trọng nhất trong hàng chục năm qua. Khác với những lần trước, cuộc gặp mặt giữa hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới lần này còn là một cuộc “so găng” không hề đơn giản giữa một siêu cường suy yếu với một siêu cường mới nổi.
Sau 2 ngày với hàng loạt cuộc hội đàm, trong đó có sự tham dự của chiến lược gia trưởng Steve Bannon và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, có vẻ như hai bên đã đạt được một vài tiến bộ. Hai nhà lãnh đạo đã hiểu nhau hơn, tìm ra được hướng giảm bớt đối đầu, đồng thời xây dựng được một kế hoạch hành động và nhất trí về những cột mốc trong tương lai. Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng, nếu xét đến quan điểm chống Trung Quốc dâng cao chưa từng có trong chiến dịch bầu cử tại Mỹ năm ngoái.
Có 4 điểm nổi bật từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung lần này.
Cháu gái của Tổng thống Trump - Arabella Kushner hát bằng tiếng Trung và đọc thơ Đường cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông ngày 6 - 7/4. (Nguồn: South China Morning Post)
Thứ nhất, những tín hiệu tích cực từ chuyến thăm đã làm đẹp mặt ông Tập Cận Bình trước dư luận tò mò trong nước. Hình ảnh cô cháu ngoại Arabella Kushner của Tổng thống Trump hát ca khúc truyền thống Jasmine và đọc một bài thơ nhà Đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng với Trung Quốc. Cuộc họp báo sau hội nghị cũng đã nhấn mạnh đến tình hữu nghị và những cam kết của hai bên về các cuộc gặp trong tương lai.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng bất ngờ tại Syria đã mở thêm nội dung thảo luận cho hai nhà lãnh đạo. Kết thúc tiệc chiêu đãi tối 7/4, Tổng thống Trump đã thông báo vắn tắt với Chủ tịch Tập Cận Bình về vụ không kích nhằm vào căn cứ quân sự Syria. Cần nhớ rằng trước nay Trung Quốc luôn đứng về phía Nga trong việc bác bỏ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Syria,và cũng luôn ủng hộ hai chính quyền Nga và Syria.
Tuy nhiên, như những gì mà Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã báo cáo lại về cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung liên quan đến tình hình Syria, quan điểm của Bắc Kinh dường như đã khác trước. Ông Tillerson nói rõ: “Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ cảm kích trước việc Tổng thống (Trump) cho ông biết tình hình, lý do và nói rằng (như những gì truyền đạt đến tôi) ông ấy hiểu phản ứng như vậy là cần thiết khi trẻ em bị giết hại”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng phát biểu tương tự rằng Trung Quốc “sốc trước vụ tấn công hóa học mới nhất ở Syria và cực lực lên án hành động này”. Mặc dù kêu gọi các bên kiềm chế và tránh can thiệp, nhưng bà từ chối lên án hành động tấn công của Mỹ. Lập trường lần này của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với sự lên án mạnh mẽ từ phía Nga và việc Kremlin bác bỏ vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Chính điều này khiến Bắc Kinh có được thiện chí của Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp song phương tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, ngày 6/4. (Nguồn: AFP)
Thứ ba, trong vấn đề thương mại đầy gai góc, hai bên đạt được tiến bộ bước đầu khi nhất trí về “kế hoạch 100 ngày” tập trung đẩy mạnh xuất khẩu của Mỹ để thu hẹp thâm hụt thương mại song phương. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố sẽ “đóng băng” bất kỳ hành động đơn phương nào chống Trung Quốc trong giai đoạn 100 ngày này. Ông dường như đã bị thuyết phục rằng Trung Quốc có cùng mong muốn thu hẹp thặng dư thương mại vì lo ngại sẽ “tác động tới dòng tiền và lạm phát”.
Thứ tư, Mỹ và Trung Quốc đồng ý mở rộng Đối thoại Kinh tế và An ninh Chiến lược, một trụ cột trong quan hệ song phương dưới thời Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Theo đó, các nội dung thảo luận sẽ được mở rộng thêm hai mảng, gồm hành pháp và an ninh mạng và các vấn đề kinh tế, xã hội.
Liên quan vấn đề Triều Tiên, hai bên thảo luận khá dài nhưng không có bước đột phá. Ông Trump muốn tiến hành biện pháp tổng thể cho tất cả các vấn đề liên quan và những khó khăn Trung Quốc đang đối mặt trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, cuối cùng hai bên chỉ nhất trí sẽ chia sẻ thông tin và hợp tác trong các hành động tiếp theo. Trong khi đó, Trung Quốc có thể đã cam kết tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, vấn đề nhân quyền và Biển Đông cũng đã được thảo luận nhưng không đi đến điểm chung. Trong khi đó vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu hoàn toàn không được nhắc đến.
Tóm lại, đây là một cuộc gặp mặt khó khăn đối với cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng hai bên đã biết được quan điểm của nhau và nhất trí về một số bước tiếp theo, qua đó đẩy lùi nguy cơ có các hành động đe dọa đơn phương. Cuộc khủng hoảng tại Syria diễn ra trong chuyến thăm đã tạo cơ hội tốt cho Chủ tịch Tập Cận Bình lấy được cảm tình từ Tổng thống Trump.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...