Sắc lệnh hành pháp cấm người tị nạn và người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh vào Mỹ của tân Tổng thống Donald Trump có thể sẽ được đưa ra Toà án Tối cao.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bloomberg
Chính quyền Tổng thống Trump đang yêu cầu Tòa án phúc thẩm ở San Francisco bác phán quyết của thẩm phán James Robart ở Seattle, bang Washington ngày 2/2, trong đó cho rằng sắc lệnh của ông Trump có thể gây thiệt hại đối với nhiều người dân Mỹ cũng như nền kinh tế. Đơn kiện do Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson khởi xướng đã nhận được nhiều sự ủng hộ của bang Minnesota.
Bang Washington và Minnesota có hạn chót là sáng 6/2 (giờ địa phương) để đưa ra lập luận trong khi thời hạn của Bộ Tư pháp Mỹ là vào 15 giờ 6/2 (giờ địa phương) để đưa ra lập luận cuối cùng. Bên thua kiện có thể đẩy vụ kiện lên Tòa án Tối cao. Nếu chính phủ liên bang không thuyết phục được toà án phúc thẩm ngăn chặn phán quyết của thẩm phán Robart, Toà án tối cao có thể phải can thiệp. Cần có 5/8 thẩm phán bỏ phiếu thuận để đảo ngược quyết định này.
Giáo sư Kathleen Kim tại Đại học Luật Loyola tại Los Angeles nhận định rằng vụ kiện sẽ không được Toà án tối cao can thiệp: “Tôi tin rằng Toà án Tối cao muốn duy trì sự toàn vẹn như một hệ thống luật pháp có chức năng kiểm tra và cân bằng, toà sẽ không tiếp nhận đơn kháng cáo”. Tuy nhiên, trước khi tới được Toà án Tối cao, cần xét tới Toà phúc thẩm ở San Francisco bởi toà án này rất khó dự đoán. Toà án này có thẩm quyền ở hầu hết khu vực phía Tây nước Mỹ, gồm có bang Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon và Washington, chiếm khoảng 20% dân số Mỹ. Phần đông thẩm phán của toà này do các tổng thống đảng Dân chủ bổ nhiệm.
Hồi tháng 11/2016, Toà án được gọi là “pháo đài tự do” này đã ngăn chặn một lệnh cấm của bang Arizona liên quan tới quá trình bỏ phiếu. Trước đó, tháng 6/2016, toà án phúc thẩm này cũng ra phán quyết can thiệp vào luật đối với những người mang vũ khí của bang California.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 5/2, ông Trump bày tỏ giận dữ về việc sắc lệnh cấm nhập cảnh bị đóng băng: “Tôi không thể tin rằng một thẩm phán có thể đẩy nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm như vậy. Nếu điều gì đó xảy ra hãy đổ lỗi cho ông ta và hệ thống toà án”.
Trong khi đó, bất chấp việc Bộ Tư pháp Mỹ tranh luận rằng Tổng thống có toàn quyền trong các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến xuất nhập cảnh, Tòa án phúc thẩm ngày 5/2 đã bác yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc khôi phục lập tức sắc lệnh cấm nhập cảnh do ông Trump đưa ra.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...