Tại sao Aleppo là chiến trường ác liệt nhất ở Syria?

Thứ 2, 22/08/2016 | 09:13:36
578 lượt xem

Thành phố Aleppo một lần nữa lại trở thành chiến trường chính trong cuộc xung đột đang tàn phá Syria khi quân chính phủ và lực lượng nổi dậy đang tìm cách kiểm soát toàn bộ thành phố bị chia cắt này.

Cảnh đổ nát sau một cuộc không kích tại khu vực Sakhur ở Aleppo, Syria ngày 15/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Là thành phố lớn nhất của Syria và từng là trung tâm thương mại của nước này, Aleppo là nơi giao thoa giữa các nền văn minh trong hàng thiên niên kỷ. Nó đã từng bị chiếm đóng bởi người Hy Lạp, Byzantine và nhiều triều đại Hồi giáo. Là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, Aleppo đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1986.

Tuy nhiên, cuộc nội chiến đã hủy hoại thành phố này, trong đó có Nhà thờ Hồi giáo Umayyad được xây dựng từ thế kỷ thứ 11,với ngọn tháp bị đánh sập trong một cuộc giao tranh từ năm 2012. Một số di tích lịch sử đã được sử dụng làm công sự cho các tay súng. Aleppo là một trong những thành phố cuối cùng ở Syria tham gia cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al Assad.

Người ta thường cho rằng, vì là di sản của thế giới và lại có tiềm năng kinh tế to lớn, bất cứ ai kiểm soát được Aleppo sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Trên thực tế, lực lượng nổi dậy kiểm soát nhiều khu vực trên khắp Syria, nhưng thất bại của phiến quân ở Aleppo sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc xung đột và bị giáng một đòn nặng nề vào tham vọng muốn lật đổ ông Assad.

 

Mặt khác, Aleppo chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 50km, khiến nó trở thành chiến trường trung tâm của cuộc chiến ủy nhiệm giữa Damascus và Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là người đã chỉ trích công khai ông Assad và đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lực lượng nổi dậy. Ankara muốn gây ảnh hưởng sâu rộng ở miền Bắc Syria, và hầu hết các nguồn cung cấp cho phiến quân đều qua khu vực biên giới chung giữa hai nước. Về phần mình, trong một thông điệp quốc gia hồi tháng 6, Tổng thống Syria Assad đã tuyên bố rằng Aleppo sẽ là “mồ chôn” của ông Erdogan.

Trong tháng 8, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đã gọi là cuộc chiến vì Aleppo là "một trong những cuộc xung đột tàn phá nhất trong thời hiện đại".

Các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria, với sự hỗ trợ bởi sức mạnh không quân áp đảo của Nga, đã thành công trong việc bao vây quân nổi dậy tại các khu phía Đông của thành phố trong tháng 7. Nhưng một cuộc tấn công khốc liệt do hàng ngàn phiến quân từ bên ngoài thành phố đã phá vỡ sự phong tỏa vào ngày 31/7, và cường độ của cuộc giao tranh đã tăng lên kể từ đó.

Một bức ảnh về cậu bé Omran Daqneesh, 5 tuổi, được cứu sống từ đống đổ nát của một tòa nhà bị tên lửa tấn công, ngồi một mình trong xe cứu thương với những vết máu, đã trở thành hình ảnh đầy ám ảnh về cuộc xung đột này.

Như vậy, Aleppo đã trở thành mặt trận đỏ lửa ác liệt nhất tại Syria trong những ngày gần đây. Nơi đây được coi như là mô hình thu nhỏ của cuộc chiến Syria. Cuộc giao tranh tại vùng đất này đã phản ánh sự phức tạp của Syria - nơi có sự tham gia của cả lực lượng địa phương, các tay súng của IS và nhiều lực lượng quốc tế.

 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...