Kế hoạch bồi lấp 7 thực thể trên Biển Đông, triển khai vũ khí ở Phú Lâm của Trung Quốc nhằm thiết lập vòng tròn bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Du Lâm ở đảo Hải Nam.
Tàu ngầm Trung Quốc ở căn cứ Du Lâm, đảo Hải Nam. Ảnh: SCMP
SCMP đưa tin bức ảnh chụp tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094A tại căn cứ tàu ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam bất ngờ xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Điều đó dường như tiết lộ chiến lược quân sự mà Bắc Kinh vẫn giấu kín trong suốt 2 thập kỷ qua: xây đảo để bảo vệ căn cứ tàu ngầm chiến lược.
Bức ảnh về tàu ngầm Type-094A xuất hiện không lâu sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn ở Biển Đông. Tòa đã bác yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông.
Tàu ngầm Type-094A nhiều khả năng sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 với tầm bắn ước tính khoảng 12.000 km, cho phép TQ tấn công nước Mỹ từ Biển Đông. Antony Wong Dong, nhà quan sát quân sự ở Macau, nói với SCMP: “Tôi tin rằng Type-094 được người Mỹ giám sát rất chặt chẽ và Bắc Kinh cố tình rò rỉ nó để cảnh báo Washington”.
Thiết lập ô che chắn ngầm
Phần lớn diện tích Biển Đông có độ sâu mặt nước tương đối nông, nhưng ở trung tâm vùng biển này có những rãnh hẹp sâu đến 4.000 m. Những rãnh này tạo thành đường hầm che chắn cho các tàu ngầm Trung Quốc khỏi sự theo dõi của các vệ tinh do thám Mỹ.
Các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở trung tâm Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh phá vỡ thế trận phong tỏa ở chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai của Mỹ. “Đó là lý do tại sao Bắc Kinh lựa chọn đảo Hải Nam làm căn cứ tàu ngầm trung tâm cách đây nhiều năm”, Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh nói với Sunday Post.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 ở căn cứ Du Lâm, đảo Hải Nam. Ảnh: SCMP
Theo SCMP, Trung Quốc chắc chắn sẽ bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài và tiếp tục đẩy mạnh tham vọng của họ ở Biển Đông, vì vùng biển này ví như một “pháo đài” cho phép mở rộng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Từ những năm 2000, Bắc Kinh bắt đầu xây dựng Du Lâm, phía nam đảo Hải Nam thành căn cứ tàu ngầm lớn nhất nước này. Các chuyên gia nhận định, để đảm bảo an toàn cho căn cứ Du Lâm, Trung Quốc cần biến Biển Đông thành “vùng đệm” bất khả xâm phạm để đảm bảo các tàu ngầm xuất phát từ Du Lâm tiến vào Thái Bình Dương mà không bị phát hiện.
Các thực thể Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.
Trung Quốc đã bồi lấp 7 thực thể chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo lớn, triển khai vũ khí ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Bắc Kinh cũng đang đề xuất xây dựng hệ thống giám sát dưới nước được gọi “Vạn lý Trường thành dưới nước” nhằm giảm ưu thế của tàu ngầm Mỹ.
Ashley Townshend – nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ, Đại học Sydney nhận xét, mạng lưới giám sát dưới nước, các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm, đảo nhân tạo khác đều nhằm mục đích tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông.
“Trung Quốc sẽ sử dụng các căn cứ ở Biển Đông để bảo vệ hạm đội tàu ngầm từ trên không, trên biển và dưới nước, thậm chí là các mối đe dọa từ bên ngoài không gian. Nếu thành công, nó sẽ biến vùng biển này thành pháo đài rộng lớn cho tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc”, ông Townshend nói.
Ngay cả chuyên gia hải quân Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, sân bay và cơ sở quốc phòng khác trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa là một phần trong nỗ lực mở rộng quyền lực của căn cứ Du Lâm.
Xung đột lợi ích với Mỹ
Biển Đông cũng là tuyến đường biển quan trọng của Hải quân Mỹ kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Alexander Neill – thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế về châu Á nói: “Tàu sân bay Mỹ thường xuyên quá cảnh qua Biển Đông để đến Trung Đông, vì vậy, thách thức tự do hàng hải đối với tàu sân bay và tàu ngầm của Mỹ sẽ gây xung đột với lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ”.
Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ trong một nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
Kể từ khi Bắc Kinh tiến hành bồi lấp trên Biển Đông, Mỹ đã 3 lần cử tàu chiến tuần tra xung quanh các thực thể này để khẳng định quyền tự do hàng hải. Washington và Bắc Kinh đều cáo buộc lẫn nhau làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng không tầm xa HQ-9, tiêm kích J-11 và tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 lên đảo Phú Lâm. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh đã xây một đường băng trên đảo cách 330 km về phía đông nam căn cứ Du Lâm.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Hải quân Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại, trong đó có 16 tàu ngầm hạt nhân, phần lớn được triển khai hoạt động ở căn cứ Du Lâm.
Bắc Kinh xem Biển Đông là “pháo đài” trong chiến lược xây dựng “hải quân nước xanh” cũng như bảo vệ tuyến đường vận tải dầu huyết mạch từ Ấn Độ Dương. Trong đó, đảo Phú Lâm phục vụ như một cầu nối, đó là lý do rất nhiều vũ khí hiện đại xuất hiện ở đây, ông Song nhận xét.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...