Tổng thống Tayyip Erdogan hôm 20/7 ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm ra những kẻ đứng sau vụ đảo chính chết yểu cuối tuần trước.
Reuters dẫn tuyên bố của nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền hành động nhanh chóng và hiệu quả với những kẻ đứng sau đảo chính làm 265 người thiệt mạng hôm 15/7.
Tổng thống Erdogan khẳng định việc ban bố tình trạng khẩn cấp phù hợp với các quy định của luật pháp và phù hợp với các quyền tự do cơ bản của công dân.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Tình trạng khẩn cấp được ông Erdogan thông báo trong buổi tường thuật trực tiếp trên truyền hình tối 20/7 sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia kéo dài 5 giờ.
Theo đó, tình trạng khẩn cấp cho phép tổng thống và nội các qua mặt Quốc hội để thông qua các luật mới hoặc đình chỉ hay hạn chế các quyền tự do nếu họ thấy cần thiết.
Ông Erdogan cũng cho biết thống đốc các khu vực sẽ được tăng quyền hạn trong quá trình thực thi tình trạng khẩn cấp và lực lượng vũ trang sẽ hoạt động theo yêu cầu của chính phủ.
“Châu Âu không có quyền chỉ trích quyết định này”, ông Erdogan khẳng định khi lường trước những phản ứng và quan ngại của Liên minh châu Âu (EU) trước việc Ankara ban bố tình trạng khẩn cấp.
EU đang ngày càng trở nên quan ngại với vấn đề nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ và từng kêu gọi chính quyền Erdogan kiềm chế sau đảo chính. Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực gia nhập EU.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên sau đảo chính, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh lực lượng quân sự tham gia vào cuộc đảo chính thất bại "rõ ràng đã phạm tội ác phản quốc". Ông Erdogan khẳng định không loại trừ hình phạt tử hình với những người tham gia âm mưu này.
Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt tử hình cần được quốc hội thông qua."Các nhà lãnh đạo cần ngồi lại với nhau để bàn bạc. Nếu họ chấp nhận thảo luận về vấn đề này, tôi với cương vị tổng thống sẽ phê chuẩn mọi kết quả từ quốc hội", ông Erdogan nói.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt hơn 6.000 người bị cho là liên quan đến đảo chính, bao gồm 103 sĩ quan cấp tướng và đô đốc. Bộ Nội vụ nước này cũng sa thải gần 9.000 cảnh sát.
Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15/7 nhằm chiếm quyền của Tổng thống Erdogan. 265 người đã thiệt mạng trong những vụ đụng độ và hàng nghìn người bị bắt.
Sáng 16/7, chính phủ tuyên bố tình hình đã hoàn toàn được kiểm soát. Thổ Nhĩ Kỳ chưa trải qua cuộc đảo chính nào kể từ thập niên 1980 đến nay. Nhiều người nói họ không muốn đất nước lại rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Tổng thống Erdogan cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống ở Mỹ, đứng sau cuộc đảo chính vừa qua. Tuy nhiên, Gullen đã phủ nhận cáo buộc.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...