Hôm 13-7, bà Theresa May đã chính thức đảm nhiệm cương vị tân Thủ tướng, trở thành “Bà đầm thép” thứ hai trong lịch sử nước Anh sau khi đối thủ trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền bất ngờ rút lui và Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức sớm.
Giới phân tích cho rằng, chủ nhân mới của căn nhà số 10 phố Downing sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là ổn định nền kinh tế và thống nhất một chính đảng vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi cuộc trưng cầu ý dân.
Phát biểu với báo giới ngày 13-7, ông Đ.Cameron bày tỏ hy vọng dưới sự dẫn dắt của bà Theresa May và đảng Bảo thủ, “người dân sẽ chứng kiến một đất nước mạnh mẽ hơn, một nền kinh tế thịnh vượng và có thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống”.
Bà Theresa May. Ảnh: AP
Được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ năm 2010, với vai trò là một trong những quan chức cấp cao nhất ở Anh, bà Theresa May thường đem lại cho người khác cảm giác vừa quen thuộc vừa bí ẩn. Bà nổi tiếng thường đi giày da báo gót nhọn, thể hiện "cá tính đặc biệt" trong môi trường chính trị. Khi đứng đầu Bộ Nội vụ, bà được tín nhiệm và được đánh giá rất cao, kể cả những nhà phê bình khó tính nhất. Trong 6 năm điều hành, nữ bộ trưởng đã tạo dựng được danh tiếng là một chính trị gia cứng rắn trong nhiều vấn đề như nhập cư lậu, tội phạm và tuyên truyền Hồi giáo.
Trước mắt, bà Theresa May cần phải quyết định khi nào sẽ khởi động quá trình “ly hôn” với Liên minh châu Âu (EU) và cách đàm phán để vừa đưa nước Anh tách khỏi EU sau 43 năm là thành viên, vừa giữ được các điều khoản có lợi cho thương mại. Trong quá trình tranh cử, bà Theresa May khẳng định sẽ bảo vệ các lợi ích của Anh trong các cuộc đàm phán với EU. Bà đã phản bác quan điểm của các đối tác châu Âu cho rằng, các cuộc thương lượng sẽ không thể diễn ra trước khi Thủ tướng Anh "kích hoạt" Điều khoản 50 của Hiệp ước Lixbon - cơ chế chính thức cho Brexit.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy những lo ngại về ảnh hưởng của Brexit đối với thương mại, đầu tư và lòng tin đang bắt đầu tác động tới nền kinh tế. Vì thế, một ưu tiên hàng đầu khác của bà Theresa May là giữ cho kinh tế Anh không tụt dốc hoặc rơi vào suy thoái. Các thị trường tại Anh cùng đồng bảng đã chịu tổn thất nặng nề sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, nhưng cũng có những dấu hiệu hồi phục. Mối quan ngại lớn hơn ở thời điểm này là khoản nợ công của Anh, hiện đã vượt một nghìn tỷ bảng (1,3 nghìn tỷ USD), tương đương 90% GDP. Sau trưng cầu dân ý, các hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu như Standard & Poor's và Fitch Group đều đánh tụt Anh khỏi mức xếp hạng cao nhất, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang mất dần sự tin tưởng rằng, chính phủ Anh có thể quản lý các khoản nợ của mình.
Ngoài ra, tân Thủ tướng Anh cũng phải đối mặt với mối lo ngại rằng, Brexit sẽ khiến nước Anh gặp rắc rối khi Xcốt-len muốn tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len. Người dân Xcốt-len nằm trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc ở lại EU, với 62% cử tri bỏ phiếu "ở lại".
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, châu Âu cũng đang phải đối diện với nguy cơ khủng bố lớn nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Dù an ninh về cơ bản vẫn là vấn đề thuộc thẩm quyền mỗi quốc gia, các thành viên EU có thể cân nhắc lại việc chia sẻ thông tin một khi Anh rút khỏi khối này. Bà May sẽ phải bảo đảm rằng, việc này sẽ không khiến nước mình đối diện với nguy cơ lớn hơn về khả năng bị tấn công khủng bố. Mức đe dọa khủng bố tại nước này đang ở mức "nghiêm trọng".
Tân thủ tướng Anh Theresa May diện kiến Nữ hoàng Anh hôm 13/7. Ảnh: Reuters
Cuối cùng, thách thức lớn nhất với tân thủ tướng Anh có lẽ là đoàn kết đảng Bảo thủ. Các cuộc đấu đá nội bộ chính là nguyên nhân dẫn tới việc ông Cameron phải tiến hành trưng cầu dân ý, một quyết định đã phản tác dụng một cách khó ngờ. Khi đảng Bảo thủ đã chia rẽ về vấn đề liệu có nên ở lại hay rời khỏi EU, nhiều khả năng họ cũng sẽ chia rẽ về các vấn đề then chốt khác, như thương mại hay người nhập cư.
Theo giới quan sát, bà TTheresa May là người duy nhất có khả năng tập hợp được các phe phái xung khắc trong nội bộ đảng Bảo thủ. Mặc dù sát cánh cùng Thủ tướng Đ.Cameron vận động cho phe "ở lại" EU, nhưng sự hoài nghi châu Âu cùng với bản tính điềm tĩnh và kinh nghiệm chính trường của Theresa May đã giúp bà gây được cảm tình ở cả phe ủng hộ lẫn phản đối Brexit.
CNN đánh giá Theresa May là một người say mê công việc, giống như "bà đầm thép" Margaret Thatcher, Thủ tướng Anh từ năm 1979 đến 1990. Mặc dù vậy, trên cương vị Thủ tướng Anh, bà Theresa May chắc chắn sẽ phải đối mặt với khó khăn và thách thức chất chồng khi điều hành một đất nước vừa từ bỏ tư cách thành viên EU.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...