Đâu là đá, đâu là đảo và ý nghĩa thực sự của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông sẽ được làm sáng tỏ sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) về Biển Đông.
Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, Hà Lan sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện cách Trung Quốc lý giải và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) trên Biển Đông. Phán quyết của PCA dự kiến sẽ làm sáng tỏ nhiều điểm lớn trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và những ý nghĩa của nó, SCMP cho hay.
Đảo Ba Bình sẽ bị hạ cấp thành “đá”?
Nếu PCA đề cập tới đảo Ba Bình trong phán quyết cuối cùng và hạ cấp nó là “đá” thay vì đảo, sẽ khó có điểm đảo nào ở Trường Sa có thể được công nhận là đảo. Ba Bình là thực thể tự nhiên lớn nhất trên quần đảo Trường Sa, với diện tích khoảng 0,5 km vuông. Nó thuộc cụm Nam Yết trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang nằm dưới sự kiểm soát của đảo Đài Loan, Trung Quốc.
Các hoạt động bồi lấp của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: CSIS
Theo quy định, một thực thể bị coi là “đá” vẫn có vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh nhưng không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và các quyền chủ quyền khác. Nếu không thực thể nào trên quần đảo Trường Sa có EEZ, các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa sẽ vẽ lại EEZ dựa vào đất liền hoặc các đảo gần bờ họ đang kiểm soát.
Trên thực tế, Đài Loan không được Liên Hợp Quốc thừa nhận là quốc gia có chủ quyền. Đài Bắc cũng không phải một bên trong tranh chấp. Cộng đồng quốc tế hiện coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc nên Bắc Kinh vẫn có thể tuyên bố EEZ trên Biển Đông nếu Ba Bình được công nhận là đảo.
Ba Bình cách đảo Palawan của Philippines 199 hải lý. Tuy nhiên, nó không nằm trong phạm vi kiện của Manila trong hồ sơ ban đầu mà được nêu ra trong phiên điều trần cuối năm ngoái dù Bắc Kinh từ chối tham dự. Philippines lập luận Ba Bình không phải nơi cư dân sinh sống lâu đời và cũng không có nền kinh tế bền vững mà chỉ là nơi đồn trú quân sự và tồn tại dựa vào nguồn cung từ bên ngoài.
Đường lưỡi bò sẽ bị vô hiệu hóa?
Đường lưỡi bò hay đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra bao trọn gần hết Biển Đông. Nó là tâm điểm trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và cũng là trọng tâm tranh cãi giữa các bên. Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu trong một tấm bản đồ do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch công bố năm 1947.
Trung Quốc bồi lấp và xây dựng đường băng trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả thực thể địa lý nằm trong đường 9 đoạn dựa vào sự mập mờ trong tuyên bố. Bắc Kinh chưa bao giờ chỉ ra đường lưỡi bò dựa trên căn cứ pháp lý nào, các đường này có các quyền gì để đòi tới hơn 80% diện tích biển Đông.
Trong vụ kiện, Philippines yêu cầu PCA bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh liên quan tới quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lịch sử trong đường lưỡi bò. Theo Manila, các quyền lợi mà Trung Quốc tự tuyên bố vượt quá giới hạn về địa lý cũng như nội dung của Công ước UNCLOS về quyền của một quốc gia trên biển nên nó phi pháp và vô dụng.
Nếu PCA ra phán quyết, đây sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên về đường lưỡi bò. Nhiều chuyên gia phân tích đây sẽ là phán quyết bất lợi cho phía Trung Quốc. Nhằm đối phó với PCA, Trung Quốc đã và đang tiến hành hàng loạt động thái và lặp đi lặp lại quyên bố phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trung Quốc tàn phá môi trường khi bồi lấp đảo?
Ngoài việc phân xử các vấn đề liên quan tới tuyên bố chủ quyền, PCA còn khẳng định thẩm quyền trong việc đánh giá nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của Trung Quốc trên Biển Đông. Tòa Trọng tài có quyền ra phán quyết về sự tàn phá môi trường trong các hoạt động xây dựng, bồi lấp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhằm gia tăng tính thuyết phục, Philippines đưa ra bằng chứng về các hoạt động đánh cá “bất hợp pháp và không được kiểm soát” của Trung Quốc trên Biển Đông gây thiệt hại lớn cho hệ sinh thái biển cũng như các loài động vật được bảo tồn và gây ô nhiễm môi trường.
Nếu một trong các hoạt động của Trung Quốc được xác định là vi phạm UNCLOS, logic tương tự có thể được áp dụng với các khu vực khác trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực bồi lấp. Nhiều người mô tả các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc là tạo ra “Vạn lý Trường thành bằng cát”.
Tính năng của một số thực thể địa lý Trung Quốc kiểm soát
Tòa Trọng tài cũng sẽ tuyên bố tính pháp lý của Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma, đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Quyết định của PCA sẽ làm sáng tỏ các thực thể này có đủ điều kiện để sở hữu vùng đặc quyền kinh tế bao quanh hay không.
Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc và Philippines tranh chấp. Ảnh: Wikipedia
Nếu bãi cạn Scarborough được coi là “đá”, nó sẽ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo Luzon, Philippines. Điều đó giúp Manila có đầy đủ căn cứ pháp lý để khai thác tài nguyên, dầu khí, nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa xung quanh dù thực thể này đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc trong sự kiện năm 2012.
Trung Quốc đã đổ nhiều nguồn lực để cải tạo Vành Khăn và Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trở thành hai đảo khổng lồ trên Biển Đông. Đảo nhân tạo trên Vành Khăn lớn gấp 10 lần kích thước đảo Ba Bình, vốn là thực thể tự nhiên lớn nhất trên Trường Sa.
Nếu PCA khẳng định Vành Khăn và Xu Bi là thực thể nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao và nhô lên khi thủy triều xuống thấp, hai “cứ điểm” mà Bắc Kinh dựng lên phi pháp trên Biển Đông sẽ không có vùng lãnh hải 12 hải lý hay vùng đặc quyền kinh tế hoặc các quyền khác. Thay vào đó, chúng chỉ được hưởng vùng an toàn 500 m xung quanh.
Hơn nữa, chúng sẽ rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của các đảo gần đó. Thậm chí, theo luật pháp quốc tế, các đảo mà Trung Quốc dày công xây dựng có thể nằm dưới quyền phán quyết của một quốc gia khác.
Đá Ga Ven và đá Tư Nghĩa, hai rạn san hô nhỏ mà Trung Quốc kiểm soát, nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Theo phía Philippines, Ga Ven và Tư Nghĩa không được quyền sở hữu lãnh hải hay vùng tiếp giáp và EEZ mà phải dựa vào các quy định của Nam Yết và Sinh Tồn. Nếu PCA ủng hộ lập luận của Philippines, chủ quyền của Việt Nam với hai thực thể này sẽ được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc phạm pháp?
Philippines cáo buộc nhà chức trách Trung Quốc ngăn cản ngư dân đánh cá trên Bãi cạn Scarborough và thực hiện việc đó “một cách nguy hiểm”. Manila cũng báo buộc Bắc Kinh cố ngăn chặn tàu tiếp tế của Philippines cho các binh sĩ đóng trên một con tàu mắc cạn của Philippines trên bãi Cỏ Mây.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...