Liệu có thể đảo ngược kết quả cuộc trưng cầu ngày 23/6, cử tri có thể bỏ phiếu lại hay không hay ai sẽ kế nghiệm ông Cameron là những câu hỏi khiến cử tri Anh băn khoăn hậu Brexit.
Anh đang chuẩn bị các bước đi tiếp theo sau cuộc trưng cầu dân ý đầy kịch tính hôm 23/6. Rất nhiều người Anh hiện không hiểu chuyện gì đang và sẽ diễn ra, thậm chí nhiều cử tri bỏ phiếu để Anh rời EU lại cảm thấy hối hận bởi chính quyết định của mình. Bloombergtrả lời một số băn khoăn của người dân Anh hiện nay.
Có thể, nhưng không chắc. Cuộc bỏ phiếu vừa qua không bị ràng buộc về mặt pháp lý và thủ tướng mới của Vương quốc Anh cũng không nhất thiết phải hành động dựa theo kết quả trưng cầu.
Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố từ chức ngay sau khi có kết quả trưng cầu hôm 24/6. Ảnh: Express.uk
Trên lý thuyết, người kế nhiệm David Cameron sau khi ông từ chức có thể đề xuất đàm phán về một thỏa thuận mới trước khi nước này tiến hành bỏ phiếu lần hai. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của EU đã bác bỏ lựa chọn này.
Trong khi đó, điều quan trọng nhất hiện nay là Anh đang ở thế khó khi chẳng thể bỏ qua quan điểm của 17,4 triệu người đã bỏ phiếu cho Brexit (Anh rời EU).
Thị trường chứng khoán toàn cầu hỗn loạn, còn đồng bảng Anh mất giá mạnh nhất sau hơn 30 năm. Giờ đây cử tri Anh đối mặt với hàng loạt cú sốc kinh tế. Giới phân tích cảnh báo những vấn đề kinh tế sẽ trở nên trầm trọng hơn trong thời gian tới. Quyết định rời EU gây nên cơn địa chấn toàn cầu và một bộ phận người dân Anh giờ đây thừa nhận họ cảm thấy hối hận vì bỏ phiếu ủng hộ phe "rời".
Phân bổ cử tri trong trưng cầu dân ý theo độ tuổi. Theo đó, nhóm người từ 18 đến 24 có tỷ lệ ủng hộ cao nhất. Cử tri càng lớn tuổi càng muốn nước Anh rời EU. Đồ họa: BBC
Hơn 2,5 triệu người đã ký vào thỉnh nguyện thư trên trang web của quốc hội, kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai. Đây là con số kỷ lục bởi theo quy định, Quốc hội Anh sẽ xem xét thỉnh nguyện thư nếu nó thu thập được tối thiểu 100.000 chữ ký. Tuy nhiên, Anh không có cơ chế cho phép người dân khuấy động một cuộc trưng cầu, nhất là khi đây lại là một kiến nghị có thể thổi bùng cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp.
Ngoài ra, thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ gỡ bỏ kết quả cuộc trưng cầu nếu phe thắng đạt số phiếu ít hơn 60% hoặc nếu cử tri đi bầu ít hơn 75%. Nhưng cuộc trưng cầu đã xảy ra và tất cả các chính trị gia hàng đầu của Anh đã cam kết sẽ công nhận kết quả. Do đó, một cuộc bỏ phiếu lần hai là điều không tưởng, theo Bloomberg.
Không chắc. Cho tới nay, mọi dấu hiệu đều cho thấy Đức, Pháp và Bỉ đều muốn “cuộc hôn nhân” Anh – EU diễn ra nhanh chóng. “Đây không phải là vụ ly hôn thân thiện, nhưng cũng chẳng phải là mối tình khăng khít”, Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EU, nói.
Không phải bây giờ. Trước tiên, London cần bắt đầu quá trình thực thi Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, đặt ra mốc thời gian 2 năm dành cho các cuộc đàm phán chính thức. Thủ tướng David Cameron nói đây là nhiệm vụ của người kế nghiệm ông.
Dù cử tri Anh đã chọn rời EU, nước này chưa thể ra đi ngay bây giờ. Ảnh: Reuters
Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người được cho có thể là tân thủ tướng Anh, hôm 24/6 cho biết, Anh không cần phải vội vàng đàm phán. Do đó, có lẽ Anh sẽ chính thức rời EU sớm nhất là vào cuối năm 2018.
Không. Chỉ có Anh mới được phép làm điều đó. Một khi cơ chế này được kích hoạt, các lợi thế sẽ nghiêng về phía 27 quốc gia còn lại. Do vậy, thời điểm để Anh “kích hoạt” Điều 50 là khá quan trọng.
Cameron nói, ông muốn người kế nghiệm nhậm chức vào đầu tháng 10 và một thành viên mới của đảng Bảo thủ sẽ tiếp quản ghế thủ tướng sau cuộc họp đảng vào mùa thu này.
Giả sử các thành viên đảng Bảo thủ quyết định vẫn áp dụng hệ thống theo dõi tiến trình bầu cử như hồi ông Cameron bắt đầu lãnh đạo đảng này năm 2005, 330 nhà lập pháp sẽ chọn 2 trong số hàng loạt các ứng viên trước ngày 21/7. Cuối cùng, các thành viên trong đảng sẽ chọn ra người duy nhất thay thế ông Cameron.
Nhà cái William Hill Plc đặt cược cho cựu thị trưởng London Boris Johnson với tỷ lệ 8/11, hay 58% cơ hội trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh. Johnson là người đứng đầu phong trào Brexit.
Cựu thị trưởng London Boris Johnson. Ảnh: Telegraph
Bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ và ủng hộ Anh ở lại EU, được đặt cược với tỷ lệ 5/2 với xác suất 29%. Trong khi tỷ lệ cược cho Bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove, một nhà vận động hàng đầu cho chiến dịch Brexit, là 10/1, với cơ hội chiến thắng là 9%.
Tuy nhiên, dự đoán như vậy chưa thể nói lên điều gì khi ông Johnson được cho là một chính trị gia thất thường và lập dị, bên cạnh sự lôi cuốn và nổi tiếng.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6 về việc Anh đi hay ở lại EU cho thấy, 52% người dân trong tổng số 46,5 triệu cử tri muốn nước này rời khối. Đây là cuộc trưng cầu vốn gây chia rẽ nước Anh trong suốt những tháng qua, trong khi cả thế giới và Liên minh châu Âu phải nín thở. Việc Anh rời khỏi EU là cú giáng mạnh với liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người. Đồng Bảng Anh trong ngày 24/6 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua. Điều này cũng sẽ tác động mạnh tới thị trường thế giới và trùm tài phiệt George Soros cảnh báo tình cảnh sẽ còn tệ hại hơn ngày thứ 4 đen tối mà nước Anh từng trải qua hồi đầu những năm 1990. |
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...