Người Anh từng bỏ phiếu để quyết định nước này nên ở lại hay rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong quá khứ, song kết quả lần đó trái ngược với quyết định mới nhất của người dân khi muốn Anh rời EU.
Những dấu mốc lịch sử Anh - EU
Dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa Anh và EU.
Năm 1963 và 1967: Do bị Pháp phủ quyết, những nỗ lực của Anh nhằm gia nhập EEC - tiền thân của EU - trong hai năm này đều tan thành mây khói.
Năm 1973: Anh cùng Ireland và Đan Mạch “dắt tay” nhau gia nhập EEC.
Năm 1975: Anh trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EEC nhưng 67,2% bỏ phiếu không ủng hộ.
Năm 1984: "Bà đầm thép" Margaret Thatcher yêu cầu giảm mức đóng góp của Anh trong EU.
Năm 1990: Anh gia nhập Hệ thống tiền tệ châu Âu. Tuy nhiên, Anh rút khỏi hệ thống này chỉ sau 2 năm.
Năm 1995: Anh từ chối tham gia Hiệp ước Schengen và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro).
Năm 2011: Anh từ chối ký Hiệp ước của EU về tài khóa và ngân sách.
Năm 2015: Ngày 27/5 Nữ hoàng Elizabeth II đã khởi động những chính sách và đề xuất mới của Đảng Bảo thủ, trong đó bao gồm Dự luật Trưng cầu dân ý Liên minh Châu Âu.
Ngày 23/6/2016: Anh trưng cầu dân ý và người dân nước này ủng hộ rời EU.
Toàn cảnh vụ Brexit
Toàn cảnh vụ Brexit. Ảnh: Irishtimes
Brexit là gì?
Brexit là một thuật ngữ ghép từ 2 từ Britain (Br) và Exit, với ý nghĩa muốn nói tới việc Vương quốc Anh có thể rời khỏi EU.
Thời điểm có kết quả
Gần 400 điểm bỏ phiếu địa phương mở cửa trên toàn bộ nước Anh. Quá trình kiểm phiếu thủ công sẽ bắt đầu ngay khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Số liệu chính thức được kết luận vào khoảng 11h trưa 24/6 (giờ Việt Nam) và được công bố vào khoảng 13h cùng ngày. Kết quả ở gần 400 điểm bỏ phiếu địa phương được tập hợp lại. Sau đó, tổng kết thành kết quả cuối cùng trên toàn quốc. Người công bố kết quả cuối cùng là Jenny Watson, trưởng Ủy ban Kiểm phiếu.
Thời điểm bỏ phiếu
Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7h đến 22h ngày 23/6 theo giờ địa phương ( tức 13h ngày 23/6 - 4h sáng 24/6 giờ Việt Nam).
Nội dung phiếu
Cử tri sẽ nhận được tấm phiếu với câu hỏi: “Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu hay nên rời khỏi đây?”. Họ sẽ được yêu cầu gạch một trong hai đáp án sau: “Tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu” hoặc “Rời Liên minh châu Âu”.
Khu vực bỏ phiếu
Birmingham, Leeds và Northern Ireland là các khu vực có số lượng cử tri lớn nhất.
Theo đó, thành phố Birmingham có khoảng 700.000 cử tri đủ tư cách. Trái ngược với khu vực bỏ phiếu tại London - trung tâm tài chính nước này chỉ có hơn 7.000 cử tri. Khu vực bỏ phiếu với số lượng thấp nhất là quần đảo Isles tại vùng Scilly với 1.700 cử tri.
Kỳ vọng từ kết quả trưng cầu
Thành phố Sunderland, Anh dự kiến là khu vực công bố kết quả cuối cùng. Với dân số chủ yếu là người cao tuổi, thu nhập thấp, số lượng cử tri ủng hộ Anh rời EU tại đây sẽ khá lớn. Những điểm công bố kết quả cuối cùng sẽ mang lại bứt phá cho số lượng ủng hộ Brexit.
Các khu vực bỏ phiếu phía đông nước Anh cũng sẽ thu hút cử tri ủng hộ Anh rời EU khá lớn. Kết quả tại các khu vực còn hoài nghi về châu Âu như Southend-on-Sea và Castle Point sẽ là chỉ báo cho xu hướng “Rời” hay “Ở”.
Những người ủng hộ của Đảng Lao động dự kiến sẽ đảm bảo lá phiếu “Ở lại” tại các khu vực phía bắc nước Anh hay xứ Wales, nơi đảng Nước Anh Độc lập trỗi dậy mạnh mẽ.
Người bỏ phiếu là ai?
Công dân Anh 18 tuổi trở lên, sống trong và ngoài nước là đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu.
Ủy ban bỏ phiếu cho biết tất cả những người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu cử quốc hội Anh đều có thể bỏ phiếu. Theo đó, công dân Anh 18 tuổi trở lên, sống trong và ngoài nước là đủ tiêu chuẩn.
Kết quả bỏ phiếu
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh ngày 24/6 về việc rời khỏi hay ở lại EU cho thấy số người ủng hộ Anh ra đi chiếm 52% so với 48% số người muốn ở lại. Cụ thể, số người ủng hộ Anh rời EU là 17,4 triệu, cao hơn 4% so với 16,1 triệu người chọn việc ở lại với khối liên minh của lục địa già.
4 nguyên nhân người Anh chọn rời EU
Thứ nhất, người Anh cảm thấy khó chịu khi hàng năm phải đóng góp khoản tiền 8 tỷ Bảng cho quỹ chung của EU để giải cứu các đồng minh gặp khủng hoảng kinh tế.
Thứ hai, mẫu thuẫn trong việc giải quyết các chính sách liên quan đến nhập cư.
Tiếp đó, nỗi ám ảnh khủng bố núp bóng người tị nạn khiến người Anh lo sợ. Vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pháp hồi tháng 11/2015 là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Cuối cùng, người Anh muốn có một sự tự chủ hoàn toàn trong kinh tế. Họ muốn hợp tác kinh tế với các nước khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Hệ lụy hậu Brexit và phản ứng của các nước
Ngày 24/6, Thủ tướng Anh David Cameron thông báo sẽ từ chức.
Tại Anh, Thủ tướng David Cameron hôm 24/6 tuyên bố ông sẽ từ chức vào tháng 10 tới. Mỹ và Trung Quốc đồng quan điểm khi bày tỏ sự tôn trọng quyết định của Anh. Trong khi Nga khẳng định Moscow không can thiệp vào công việc nội bộ của châu Âu và việc Anh rời EU không tổn hại nghiêm trọng tới Nga.
Với châu Âu, kết quả người dân Anh chọn rời EU sẽ tạo ra những phản ứng chính trị trái chiều. Một mặt, chính phủ hầu hết các nước EU đều khẳng định quan điểm ủng hộ việc Anh ở lại EU. Những nước như Đức và Pháp tuyên bố trong mọi trường hợp, kể cả kịch bản Brexit, hai nước này và những nước ở “vùng lõi” của EU sẽ vẫn kiên định lập trường nhất thể hóa và hội nhập EU mạnh mẽ hơn. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng dây chuyền” từ Brexit ít có khả năng xảy ra.
Mặt khác, Brexit đồng nghĩa với một chiến thắng cho những lực lượng phản đối EU ở Anh cũng như sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các đảng bài EU hoặc hoài nghi về tiến trình hội nhập EU ở châu Âu. Khi đó, những đảng đang lớn mạnh này ở một số quốc gia ở bán đảo Scandinavia, Đông Âu, Đức hay Pháp có thể đưa ra các yêu cầu về một cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở Anh.
Bên cạnh đó, Brexit còn khiến thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ toàn thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn, rớt giá liên tục.
Việt Nam chịu tác động gì sau vụ Brexit?
Theo TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có quan hệ thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, bộ phận nghiên cứu Maybank Kim Eng (MBKE) nhận định rằng kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều sau vụ Brexit bởi Anh không phải đối tác quá lớn của Việt Nam cả về kinh tế lẫn chính trị.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...