Bắc Kinh đang dùng ngoại giao kinh tế với các nước trên thế giới để xoa dịu căng thẳng của nền kinh tế nội địa đồng thời thúc đẩy chiến lược "quốc tế hóa" nhằm cạnh tranh với Mỹ.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện nhiều trên trang nhất của các tờ báo quốc tế, từ Mỹ, Anh, Pháp, tới châu Phi hay khu vực Trung Đông. Nhiều tiêu đề đi kèm hình ảnh ông Tập tươi cười và bắt tay các đối tác nước ngoài.
Theo South China Morning Post, không đơn thuần là cử chỉ ngoại giao ý nhị, hình ảnh ông Tập cho thấy quy mô của các thỏa thuận kinh doanh giữa Trung Quốc và đối tác.
Ông Tập dường như đang bước theo con đường mà các hoàng đế thời nhà Hán từng đi. Nhà Hán là giai đoạn Trung Quốc lần đầu mở rộng ảnh hưởng về phía tây và nam. Ngày nay, ông Tập đề xuất làm sống lại "con đường tơ lụa" cổ xưa, trải dài từ kinh đô ở Tây An tới thành Rome, đồng thời ủng hộ các cam kết đầu tư khổng lồ của Trung Quốc.
"Ngoại giao chi phiếu"
2015 là một năm bận rộn đối với chủ tịch Trung Quốc khi ông công du 14 nước và hội đàm với lãnh đạo của 74 quốc gia. Trong cơn lốc ngoại giao, Trung Quốc cam kết chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động đầu tư trực tiếp, vay vốn và viện trợ. Con số này năm 2015 đạt hơn 10 nghìn tỷ USD trong tổng sản phẩm quốc nội.
Zhu Zhiqun, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bucknell, nói rằng kể từ khi nhậm chức chủ tịch Trung Quốc, ông Tập tiếp tục mở rộng ảnh hưởng bằng cách ký hợp đồng thương mại và đầu tư với mọi quốc gia trên thế giới.
"Ngoại giao dollar của ông Tập nhất quán với chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc, vốn bắt đầu được thực thi vào những năm 1990. Chính sách tập trung vào đảm bảo nguồn lực, mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy quyền lực mềm", giáo sư Zhu nói.
Ông Tập đã cam kết chi hơn 200 tỷ USD cho giao dịch thương mại, đầu tư nhà nước, các khoản vay và viện trợ trong suốt chuyến thăm tới Pakistan, Nga, Belarus, Mỹ, Anh và Nam Phi trong năm 2015.
Ông khởi đầu năm ngoại giao bằng việc ký kết khoản đầu tư lên tới 46 tỷ USD khi thăm Pakistan. Phần lớn các dự án liên quan tới xây dựng nhà máy điện dựa trên nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm khủng hoảng điện tại quốc gia Nam Á.
Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5, ông Tập giám sát việc ký kết bản hợp đồng trị giá 25 tỷ USD liên quan tới xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, thanh toán khoản khí đốt tự nhiên và thành lập một ngân hàng đầu tư chung.
Khi tới Belarus, lãnh đạo Trung Quốc ký khoản viện trợ chính phủ trị giá 15,7 tỷ USD, các thỏa thuận hỗ trợ tài chính đường sắt, mua bán phân bón cùng nhiều giao dịch khác.
Tháng 9, Trung Quốc ký hợp đồng 38 tỷ USD để mua 300 máy bay của hãng Boeing khi công du Mỹ. Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Trung Quốc năm 2015. Cũng trong chuyến thăm đó, ông Tập hoàn tất thỏa thuận mua các sản phẩm của Mỹ trị giá 27,1 tỷ USD.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến công du được ví là mở ra "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ hai nước. Ảnh:Reuters
Tháng 10, khi tới thăm Anh, ông Tập cam kết đầu tư 62 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và các dự án khác, gồm đầu tư cho nhà máy điện hạt nhân và dự án năng lượng.
Tại châu Phi, tháng 11, ông Tập hứa hỗ trợ tài chính 60 tỷ USD cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng khu vực này. Trong khi đó, khoản đầu tư và cho vay trị giá hơn 6,5 tỷ USD sẽ được dùng để phát triển hệ thống điện và một nhà máy sản xuất ôtô ở Nam Phi. Bắc Kinh còn chi 1,2 tỷ USD cho một nhà máy điện ở Zimbabwe.
Nhiều nhà quan sát mô tả, tương tự quan niệm của người Trung Quốc rằng tiền bạc tạo nên bạn bè, hình ảnh ông Tập bắt tay và tươi cười với các đối tác khi ký kết thỏa thuận là biểu hiện của "ngoại giao chi phiếu".
Trong chuyến thăm Trung Đông gần đây, ông Tập cho hay, Trung Quốc sẽ lập một quỹ đầu tư chung trị giá 20 tỷ USD với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar. Lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết chi 230 triệu Nhân dân tệ (khoảng 35 triệu USD) cho viện trợ nhân đạo khu vực.
Một mũi tên trúng hai đích
Một số nhà phân tích nhận định, Trung Quốc đang tăng cường đầu tư ở nước ngoài nhằm "xuất khẩu" năng suất dư thừa trong công nghiệp, tạo điều kiện cho cải cách cấu trúc trong nước và thúc đẩy tăng trưởng.
Theo đó, nhiệm vụ của ông Tập là mở rộng thị trường cho các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc và giúp doanh nghiệp nước này tiếp cận nguyên liệu gốc.
"Trung Quốc dùng ngoại giao kinh tế để xoa dịu căng thẳng của nền kinh tế nội địa", Benjamin Herscovitch, nhà quản lý nghiên cứu tại China Policy, một công ty chuyên tư vấn và phân tích chính sách có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định.
Theo Matt Ferchen, học giả tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie–Tsinghua, nhiều sáng kiến kinh tế quốc tế của ông Tập, ví dụ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và "một vành đai, một con đường", tập trung vào thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt là hỗ trợ tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước láng giềng.
"Những sáng kiến này là sự kết hợp giữa tầm nhìn chiến lược nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc và phản ứng của nước này trước nền kinh tế nội địa đang phát triển chậm và có nhiều biến động", Ferchen nói.
Theo một số nhà ngoại giao phương Tây, Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của ông Tập sẽ thúc đẩy chiến lược "quốc tế hóa" nhằm cạnh tranh với Mỹ về kinh tế.
Bắc Kinh cũng muốn tranh giành ảnh hưởng với Washington trong việc thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn toàn cầu. Bằng chứng là ông Tập đã khởi xướng Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS, AIIB và khởi động sáng kiến "con đường tơ lụa".
Các nhà phân tích ngoại giao nhận định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nằm trong chiến lược mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chính sách ngoại giao mới do ông Tập thiết lập nhằm tạo thế cân bằng giữa Trung Quốc với Mỹ.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...