Theo VOA, Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay cũng đang sở hữu tàu tuần tra lớn nhất Đông Nam Á, DN 2000 với tải trọng 2.500 tấn.
Đài VOA đăng tải một báo cáo cho biết Trung Quốc hiện đang đóng hai tàu tuần tra bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới mà có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tàu hải cảnh TQ lao vào tấn công tàu KN-767 của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Theo VOA, gần đây, trang tin Asia Sentinel cho biết hai tàu này được biết tới với số hiệu trên thân tàu là Hải Cảnh 2901 và 3901 có tải trọng 10.000 tấn, và có thể sẽ nặng hơn khi được trang bị đầy đủ.
Những tàu này lớn hơn so với tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu tuần tra lớn nhất của Nhật Bản, chiếc Shikishima có tải trọng 6.500 tấn mà trước đây từng là tàu tuần tra lớn nhất thế giới.
Những tàu tuần tra mới của Trung Quốc không nhất thiết trang bị nhiều vũ khí. Asia Sentinel cho biết những hình ảnh được công bố tới nay cho thấy những tàu này không có những tháp pháo.
Tuy nhiên, Asia Sentinel nói rằng điều làm cho những chiếc tàu này đáng gờm không phải là vũ khí mà là kích thước của chúng.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc khoe rằng những tàu mới này có khả năng đâm chìm một tàu 9.000 tấn mà không gây hư hại cho chính nó.
Điều này làm cho nó trở thành mối đe dọa tiềm năng cho những tàu hải quân thông thường của Mỹ và Nhật Bản, Asia Sentinel nhận định.
Chiến thuật đâm tàu đã được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Một tàu cá lớn của Trung Quốc đã chủ ý đâm vào tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ trên biển của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku vào năm 2011.
Trong vụ đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi năm 2014 khi Bắc Kinh đơn phương đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Cảnh sát biển Trung Quốc đã sử dụng chiêu thức này cùng với hành động xịt vòi rồng công suất lớn vào tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc vẫn khư khư tuyên bố đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển.
Trung Quốc đã chiếm và đóng quân trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và nay đã chiếm được rất nhiều đảo, bãi đá ở Trường Sa cũng thuộc chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam.
Trung Quốc đã cải tạo, bồi đắp, xây đảo nhân tạo phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa hành động và tham vọng của Bắc Kinh tại khu vực chưa có dấu hiệu dừng lại.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...