Máy bay ném bom Mỹ vô tình bay trong phạm vi hai hải lý quanh một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, khi đang thực hiện nhiệm vụ thường kỳ.
Máy bay B-52 trên Thái Bình Dương. Ảnh: USAirforce |
Theo Wall Street Journal, các quan chức Lầu Năm Góc đang điều tra lý do một chiếc B-52 thực hiện nhiệm vụ hồi tuần trước bay gần Đá Châu Viên hơn so với dự định. Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói thời tiết xấu góp phần làm phi công bay chệch hướng.
Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.
Hồi tháng 10, một tàu khu trục của hải quân Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo khác Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. Hai máy bay B-52 cũng bay gần các đảo nhân tạo hồi tháng trước, nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý.
Tuy nhiên, hành trình của chiếc B-52 hồi tuần này không phải là có chủ định như các cuộc tuần tra trước. "Với nhiệm vụ này, không có ý định bay vào trong phạm vi 12 hải lý", Bill Urban phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói. "Phía Trung Quốc đã nêu quan ngại với chúng tôi về đường bay của nhiệm vụ gần đây. Chúng tôi đang xem xét vấn đề".
Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.
Phát ngôn viên Urban cho hay các nhân viên Trung Quốc trên mặt đất đã cảnh báo phi cơ trong chuyến bay, nhưng không có dấu hiệu cho thấy quân đội nước này đã triển khai chiến đấu cơ. Ông từ chối nói liệu có hành động kỷ luật nào hay các chuyến bay khác có bị dừng hay không.
Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1.000 km về phía nam. Kể từ giữa năm 2014, hoạt động cải tạo đá trái phép đã làm mở rộng diện tích hơn 230.000 m2. Hiện đá có hai bãi đỗ trực thăng, có thể có nơi đặt súng hay tên lửa, và có thể có hai tháp radar, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington D.C. Nó nằm trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...