Sự hiện diện của B-52 trên Biển Đông có thể là răn đe của Mỹ đối với tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh, đồng thời trấn an các đồng minh về cam kết bảo vệ tự do hàng hải.
Một Pháo đài bay B-52 của Mỹ bay tuần tra trên biển. Ảnh: USAF |
Ngày 12/11, các quan chức Mỹ xác nhận rằng hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 đã bay qua gần các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và vẫn tiếp tục hành trình sau khi nhận tín hiệu liên lạc của kiểm soát viên không lưu Trung Quốc, theo Reuters.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lên cao sau khi Lầu Năm Góc điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp. Hải quân Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tương tự với tần suất ít nhất hai lần mỗi quý.
Tờ The Hill dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết hai chiếc B-52 này đã bay qua "trong phạm vi 12 hải lý" xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp, và khẳng định một trong hai chiếc oanh tạc cơ này đã thực hiện "chiến dịch tự do hàng hải". Lầu Năm Góc không xác nhận thông tin này, và nhiều tờ báo lớn của Mỹ cũng nói rằng hai chiếc B-52 chỉ bay gần chứ không đi vào phía trên khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.
Việc Mỹ điều B-52 đến các vùng tranh chấp trong khu vực tây Thái bình dương từng có tiền lệ. Tháng 11/2013, quân đội Mỹ điều hai B-52 không có chiến đấu cơ hộ tống bay ngang qua biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc vừa tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Việc Mỹ đưa hai chiếc B-52 không có lực lượng bảo vệ này bay qua ADIZ Trung Quốc vừa thiết lập mà không thông báo là hành động thách thức mạnh mẽ của Washington đối với tham vọng áp đặt quyền kiểm soát các vùng biển quốc tế của Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, việc sử dụng B-52 là hành động mang tính biểu tượng của Mỹ, bởi các phi cơ này thể hiện sức mạnh răn đe và uy thế của không quân mạnh nhất thế giới, đồng thời là sự hiện thực hóa cam kết của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực.
Hồi tháng 7, Mỹ cũng đã điều hai chiếc B-52 thực hiện một sứ mệnh mang tên "trấn an và răn đe bằng oanh tạc cơ" (BAAD) bay liên tục 44 giờ từ căn cứ không quân ở Louisiana tới Australia và thực hiện các cuộc tập trận ném bom với không quân Australia.
Sự hiện diện của B-52 Mỹ tại các điểm nóng như Biển Đông là một trong những biện pháp răn đe và phô diễn sức mạnh hiệu quả nhất, đồng thời phát đi một thông điệp chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, giới quân sự khu vực đánh giá.
"Những chuyến bay như thế này là một trong nhiều cách để Mỹ thể hiện cam kết đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấ - Á - Thái Bình Dương. Ngoài việc nâng cao kỹ năng và sự thông thuộc địa hình cho phi hành đoàn, nó còn giúp tăng cường khả năng ứng phó với bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào", Đô đốc hải quân Australia Cecil Haney phát biểu sau khi B-52 thực hiện chiến dịch BAAD ở nước này.
Ngăn ngừa khả năng Trung Quốc lập ADIZ
Oanh tạc cơ B-52 có thể mang theo tới 32 tấn vũ khí. Ảnh: Wikimedia |
Chuyên gia phân tích Ankit Panda của tờ Diplomat cho rằng việc Mỹ công khai thông tin về chuyến bay B-52 gần đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa là một động thái nhằm ngăn ngừa, răn đe khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên Biển Đông.
Từ lâu, các chuyên gia và quan chức quân sự Mỹ đã cảnh báo rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, hoàn thiện các đường băng và điều các chiến đấu cơ, vũ khí phòng không ra để thiết lập ADIZ trên vùng biển chiến lược này.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tải những hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã diễn tập trên đường băng được cho là nằm tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định việc đưa J-11 xuống Hoàng Sa là tiền đề để Trung Quốc có thể mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự xuống xa hơn về phía nam Biển Đông.
Hồi tháng 10, một thẩm phán Philippines trong chuyến thăm đến Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc gần như đã thiết lập tình trạng "bán ADIZ" trên Biển Đông. "Trên thực tế, giờ đây họ gần như đã thi hành ADIZ phi chính thức ở khu vực quần đảo Trường Sa", thẩm phán Antonio Carpio cho biết.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 là một biểu tượng của sức mạnh và công nghệ quân sự Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Được chế tạo từ thập niên 1950, B-52 trở thành một trong những mũi nhọn răn đe hạt nhân của Mỹ, với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân tầm xa trong thời gian ngắn trên phạm vi toàn cầu. Được trang bị 8 động cơ, B-52 có thể mang 32 tấn vũ khí, kể cả bom thông thường và bom hạt nhân, để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến tầm xa có phạm vi lên tới 7.210 km. Khả năng vận hành ưu việt ở vận tốc cận âm cùng chi phí hoạt động tương đối thấp khiến B-52 tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến của không quân Mỹ, bất chấp sự ra đời của nhiều loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại sau này như B-1 Lancer, B-2 Spirit. |
Theo Vn Express
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...