Theo tờ The Economic Times, phái đoàn Trung Quốc đã bị cô lập sau tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông tại Hội nghị quốc tế về biển Đông kéo dài 2 ngày (9 đến 10-11) tổ chức tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Phái đoàn Trung Quốc bị chỉ trích
Hội nghị trên được tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và có sự tham dự của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bên cạnh Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc. Đây là hội nghị quan trọng trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra từ ngày 21 đến 22-11 ở Kuala Lumpur, dự kiến sẽ thảo luận kỹ về tình hình hiện nay ở khu vực Đông Nam Á phát sinh sau những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Các nhà ngoại giao và quan chức cấp cao của EAS đã tham dự hội nghị trên trong bối cảnh Mỹ đang có hành động quyết đoán ở biển Đông khi cử tàu chiến tới đó.
Tại hội nghị trên, các đại biểu, trong đó có nước chủ nhà, chỉ trích phái đoàn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc tỏ ra đuối lý trước những câu hỏi của các phái đoàn Mỹ, Philippines và Việt Nam về tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và cố ngụy biện rằng đây là những yêu sách chính đáng. Cựu đô đốc Hải quân Ấn Độ, ông Sureesh Meheta, tuyên bố không hiểu rõ Trung Quốc đang đi theo dạng luật pháp quốc tế nào. Nếu Trung Quốc tuân thủ đúng luật quốc tế thì sẽ không bao giờ xảy ra những tranh cãi về chủ quyền trên biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: Inquirer
Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách Phương Đông Anil Wadha cho rằng, cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết các tranh chấp hàng hải còn tồn đọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cách nhanh chóng thông qua đối thoại và dựa trên cơ sở các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế. Ấn Độ phản đối bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp hàng hải và vẫn cam kết duy trì tự do hàng hải, quyền đi lại và bay qua, hoạt động thương mại không bị cản trở và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở những vùng biển quốc tế theo các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982… Ấn Độ hy vọng rằng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) sẽ sớm được ký kết thông qua sự đồng thuận.
Thảo luận biển Đông bên lề APEC
Ngày 11-11, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner, vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra tại Philippines trong 3 ngày, từ 17 đến 19-11. Theo ông Toner, APEC thường chỉ bàn về các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông có thể sẽ được đưa ra thảo luận bên lề APEC nếu nó không nằm trong chương trình nghị sự chính thức
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh phía Philippines cho biết chủ đề biển Đông không được thảo luận tại APEC do đây là diễn đàn về kinh tế và thương mại. Theo hãng tin AP, Trung Quốc dường như đã gây sức ép với Philippines về vấn đề này. Ngày 10-11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Manila và hội đàm với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario, cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai nước kể từ năm 2011. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose xác nhận ông Vương đã đề nghị Manila không nêu vấn đề biển Đông tại APEC sắp tới. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông cũng khẳng định Bắc Kinh không có kế hoạch thảo luận vấn đề biển Đông tại APEC. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của ông Mark Toner cho thấy thái độ cương quyết của Mỹ khi muốn nêu vấn đề biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối về an ninh, chính trị và pháp lý của Indonesia, ông Luhut Panjaitan, tuyên bố Indonesia có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án hình sự quốc tế (ICC) nếu tuyên bố của Bắc Kinh đối với hầu hết biển Đông và một phần lãnh thổ Indonesia không được giải quyết thông qua đối thoại. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn”, vốn bao trọn trung tâm hàng hải của Đông Nam Á, trong đó có các phần thuộc quần đảo Natuna mà Indonesia đang có tuyên bố chủ quyền.
THANH HẰNG (tổng hợp)
Theo: Sggp.org.vn
Hình ảnh cho thấy hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thậpthuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...